Đang tải dữ liệu ...
Mua sắm
Đồng Nai
Mua sắm, Tổng Hợp
Tìm kiếm
E-mail:
Mật khẩu:
   [Đóng]   [Quên mật khẩu?]
Đang tải dữ liệu...
Mua vị trí tin nổi bật tại đây
  • MUA HÀNG AN TOÀN
  • Các mặt hàng hay bị lừa đảo: xích đu, ghế rung, xe tập đi, ghế ăn dặm, máy hút sữa, máy khâu, máy xay bột, bình sữa, các đồ chơi trẻ em....
  • Cần xem kỹ mặt hàng mình cần mua, yêu cầu ảnh chụp thực tế sản phẩm.
  • Không mua những sản phẩm giá quá rẻ so với thị trường.
  • Sử dụng hình thức thanh toán COD( thanh toán khi nhận hàng) để đảm bảo hàng nhận đúng chất lượng.
  • Rất nhiều thành viên đã chuyển tiền nhưng đã không nhận được hàng, hoặc là hàng tầu, hàng kém chất lượng.

Mô hình nuôi sinh sản kỳ đà vân ở Định Quán

Khách vãng lai
Lưu tin

Thời gian đăng

22:59 | 30/08/2011 | Đồng Nai

Lượt xem tin

1.035

Mã tin

15739318

Khách vãng lai
Mua quyền ưu tiên cho tin

Trong việc chăn nuôi thời gian qua như, Heo, gà, bò, cá sấu đã gặp nhiều bất cập trong chăn nuôi như giá cả, nguồn cung cầu không bảo đảm,  nhiều con vật mới cũng được người dân Đồng Nai đưa vào nuôi thử nghiệm, bước đầu mang lại nhiều triển vọng khả quan. Mô hình nuôi kỳ đà sinh sản của ông Trần Ngọc Quốc Huy ở KDCII, xã Ngọc Định, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai là một ví dụ điển hình. Ông Huy là người đầu tiên đưa giống kỳ đà vào  nuôi ở Định Quán-Đồng Nai.

 

Cơ duyên đưa ông Huy đến với kỳ đà trong một lần tình cờ nghe Đài tiếng nói Việt Nam (VTV 2)nói về hiệu quả của việc nuôi kỳ đà lấy thịt ở Đồng Tháp, ông rất ngạc nhiên vì không ngờ con vật được xem là “rồng đất” chủ yếu sống ở vùng rừng núi - lại nuôi được tại nhà. Sau khi tìm hiểu về quá trình sinh trưởng và phát triển của kỳ đà,  ông liền lặn lội xuống Đồng Tháp mua 50 con kỳ đà giống để nuôi thương phẩm, mỗi con có trọng lượng trung bình 1,2->2.0 kg, với giá 400 ngàn đồng/kg, đem về nuôi thử.

Với số kỳ vừa mua được ông  xây dựng chuồng  bằng xi măng, xung quanh lót gạch men rộng 60 mét vuông, cao 2 mét, phía trên được che bằng lưới sắt. Vừa nuôi, ông Sơn vừa mày mò tìm hiểu kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng dịch bệnh từ đài, báo… Những con kỳ đà sau một  tháng nuôi bắt đầu thích nghi với môi trường, lớn nhanh, sau 6 tháng nuôi trọng lượng mỗi con tăng lên 4 kg. Thời điểm này đã có nhiều con đến tuổi sinh sản, số trúng kỳ đà đẻ cho ông gần 500 trứng nhưng ông Huy ấp không thành công, số kỳ đà đó sau một tháng nủa ông đả xuất bán và lải hơn 40 triệu sau 7 tháng nuôi. Trong khoảng thời gian đó ông tìm hiểu thêm kỷ thuật ấp trứng, ông lặn lội đi  khắp nơi , tìm hiểu trên báo đài, tư vấn các kỷ sư trên VTV 2 và đáp lại sự mong đợi đó vào năm 2008 khi ông xuống Đồng Tháp mua 200 con kỳ đà về nuôi thương phẩm, sau đó ông xuất bán 100 con kỳ đà thương phẩm, số còn lại ông để nuôi sinh sản, với sự tò mò yêu nghề đả giúp ông đợt ấp đầu tiên tỷ lệ nở trứng 60% cón laị trứng bị hư, sau đó ông đả nghiên cứu và ấp nhiều đợt từ năm 2009 đến năm 2010 ông đả cho luo7ng kỳ đà nhân lên rất nhiều, tỷ lệ nở trứng 95%, kỳ đà Từ khi đẻ trứng đến khi ấp thành con khoảng 85->90 ngày, Nuôi 5 -> 6 tháng sau, trọng lượng mỗi con kỳ đà dao động từ 1-1,5kg, trong khi đó giá bán hiện nay cứ 1 kg kỳ đà giống từ 400-500.000 đồng. Ông Sơn tính, nếu trong vòng một năm 100 con kỳ đà đẻ trứng, ấp thành công thì ông sẽ bán con giống thu về khoảng 200 - 250 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận từ bán con giống ông Sơn có thể thu lời gấp 5-7 lần vốn ông đã đầu tư mua con giống ban đầu.

Chia sẽ về mô hình kinh tế mới này của mình, ông Huy khẳng định: "Tôi đã chọn được hướng đi đúng vì con kỳ đà đã phát triển được trên mảnh đất này. Tuy hiện nay thịt kỳ đà chưa được nhiều người biết đến, nhưng tôi tin chắc rằng trong tương lai không xa nó sẽ chiếm được ưu thế và tôi sẽ làm giàu từ mảnh đất này”.

Cũng theo ông Huy, nuôi kỳ đà ít lo lắng chuyện dịch bệnh nhưng muốn bảo đảm kỳ đà luôn khỏe mạnh đẻ an tâm vì số vốn bỏ ra lớn nên mổi lần cho kỳ đà ăn đề phải cho thuốc để kỳ đà được bảo vệ. Kỹ thuật nuôi không khó, thức ăn chính là phổi heo, các phụ phế phẩm ở lò mổ đem về nấu chín; thậm chí mùa lạnh chỉ cần cho ăn vài con cóc nhái là kỳ đà có thể sống cả tháng. Chuồng trại nuôi kỳ đà của ông Huy cũng rất giản đơn, chỉ cần ngăn làm hai, một ngăn đổ cát thành từng đống dành cho kỳ đà ngủ, đào hang đẻ trứng, còn ngăn kia là “sân chơi” để phơi nắng, ăn uống. 

            Món khoái khẩu của kỳ đà chính là chuột, cóc, nhái, ốc... giúp chúng lớn nhanh và cũng chính là “thuốc” phòng ngừa bệnh táo bón. Để ngăn ngừa bệnh đường ruột, mỗi tuần nên tẩm thuốc Lincomycie vào thức ăn của Kỳ đà. Thêm vào đó, mỗi khi thay da, kỳ đà thường bám vào lưng nhau làm trầy xước nên kỳ đà hay bị nấm ngoài da, do vậy phải chú ý bấm hết móng chân. Ngoài ra, về đêm kỳ đà hay bò ra “sân chơi” uống nước rồi nằm luôn trong máng nên chiều tối phải thay nước, dội chuồng sạch sẽ phòng bệnh ký sinh trùng. Ông Sơn cho rằng nuôi kỳ đà rất khỏe lại nhàn, chỉ sau 1 năm mỗi con có thể đạt trọng lượng 5 - 6 kg, giá bán khoảng hơn 2 triệu đồng/con.  Về đầu ra cho sản phẩm, ông Huy cho biết hiện ông thâu mua và bao tiêu sản phẩm để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như Trung Quốc và bán cho các nhà hàng tại TP. HCM và Thành phố Biên Hòa.

 

Kỳ đà là con vật ưa nóng, có thể chịu đựng ở nhiệt độ 600C nhưng không chịu được lạnh dưới 100C, do vậy vùng đất Đồng Nai, Bình Phước, nhất là khu vực miền Đông Nam Bộ đều có thể nuôi được”, ông Huy khẳng định. Với mong muốn phát triển mạnh mô hình nuôi kỳ đà, giúp nông dân cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu nên những người đến mua giống, ông Huy đều nhiệt tình hướng dẫn từ kỹ thuật nuôi, chăm sóc, ấp nở giống... Tuy nhiên, hiện nay kỳ đà là động vật hoang dã nên khi quyết định nuôi người nông dân nên đăng ký với cơ quan chức năng. 

Hy vọng trong thời gian sắp tới loài vật này không chỉ làm giàu cho gia đình ông Huy mà còn mở ra một hướng đi mới cho người dân huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

.

 Địa chỉ trại nuôi:  TRẠI KỲ ĐÀ SINH SẢN – KỲ ĐÀ VÂN

Chủ trại : Trần Ngọc Quốc Huy - ấp Hòa Trung, xã Ngọc Định, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. SĐT : 0986082212

 

Lưu tin
Chia sẻ