Đang tải dữ liệu ...
Đồng Nai
Đang tải dữ liệu...
  1. Trang chủ
  2. Đồng Nai
  3. Lao động trí óc
  4. Tìm việc làm

Trung tâm gia sư tại Đồng Nai

Khách vãng lai
Lưu tin

Thời gian đăng

20:24 | 06/08/2011 | Đồng Nai

Lượt xem tin

94

Mã tin

15514530

Khách vãng lai
Mua quyền ưu tiên cho tin
Trình độ / Kinh nghiệm làm việc

Hiểu được những nỗi
lo của quý vị phụ huynh là luôn mong cho con em mình được đào tạo
đúng phương pháp và mau tiến bộ. Trung tâm Gia Sư
NHÂN VĂN ra đời với mong muốn làm cầu nối để quý vị
phụ huynh học sinh tìm được người thầy, người cô giỏi, tận tụy hướng dẫn và
giúp đỡ các em trên chặng đường học tập .
Được thành lập với sự tận tâm
của đội ngũ giáo viên, chuyên viên nhiều kinh nghiệm dạy học, lấy uy tín làm sự
phát triển hàng đầu để xây dựng những lớp học chất lượng. Trung tâm Gia Sư
NHÂN
VĂN
chúng tôi:
* Nhận dạy kèm tại nhà từ lớp lá đến lớp 12, tất cả các
môn học: Toán, Lí, Hóa, Anh, Văn, Sinh, S
, Địa, Tin
học….,


* Ôn Thi tốt nghiệp 12, Luyện thi đại học các khối A-B-C-D, Ôn thi vào lớp 10,
Luyện viết chữ đẹp, Ôn tập cho học sinh thi lại……


* Đội ngũ Giáo viên có kinh nghiệm
giảng dạy từ 8 năm trở lên


* Là Trung Tâm Gia Sư UY
TÍN - CHẤT LƯỢNG - ĐƯỢC NHIỀU PHỤ HUYNH TIN CẬY NHẤT
(100% Giáo viên giảng dạy có bằng cấp chuyên môn Sư phạm, đã dạy kèm nhiều học
sinh đạt được kết quả cao)


* Để Phụ huynh Học sinh yên tâm, Giáo viên sẽ xuất trình bằng cấp và giấy tờ tuỳ thân khi
đến dạy


* Học
phí thỏa thuận


* Xin
liên hệ: 0985.60.56.60 ( Cô Duyên )


Đc: SN 75c/12- Tổ 20- KP2- P.
Trảng Dài- TP Biên Hòa- Đồng Nai


Trung tâm gia sư tại Đồng Nai TÌM GIA SƯ CHO CON

Bạn luôn mong con nhà mình giỏi giang nhưng cháu
dường như rất vất vả với chuyện học ở trường.


Bạn nghĩ có lẽ nên tìm
cho con một người gia sư tốt, những lời khuyên sau của chuyên gia sẽ hữu ích
với bạn.


1. Xác định rõ nhu cầu


Vì sao bạn nghĩ rằng con mình cần học gia sư?
Cháu có khó khăn trong việc học môn nào? Cháu vô cùng vất vả khi làm bài tập về
nhà? Một kỳ thi cực kỳ quan trọng đang tới gần? Mối quan hệ giữa bạn và con có
tốt không? Con bạn không có vấn đề gì về phát triển trí tuệ chứ?


Hãy rà soát lại và suy nghĩ thật kỹ xem liệu
con có cần một sự giúp đỡ đặc biệt nào mà thầy cô ở trường không thể đáp ứng.
Theo bạn, con mình không theo kịp bạn bè trong lớp có phải vì cháu ốm, hay vì
mới chuyển trường?... Hãy nhìn nhận rõ mục tiêu để tìm cho con người gia sư phù
hợp nhất.


2. Trao đổi với giáo viên của con


Mục đích cuối cùng của bạn là giúp con học
hành tiến bộ, bởi thế hãy liên lạc với thầy cô của con trên lớp để hỏi thăm
những thông tin cần thiết như: Theo thầy/cô, cháu có cần học gia sư không? Cháu
đặc biệt yếu kém và cần được kèm cặp riêng môn nào? Có cần tìm một gia sư có
kinh nghiệm giảng dạy không?


Nếu được, hãy nhờ thầy cô giới thiệu gia sư
giúp, hỏi họ về lịch thi, kiểm tra để gia sư của con bạn có kế hoạch cụ thể cho
việc ôn luyện, bồi dưỡng kiến thức.


3. Phẩm chất gia sư


Nhìn chung, người gia sư tốt nhất là người
phù hợp với cách học của con bạn. Có thể xem xét đến 3 yếu tố sau:


- Lịch học: Lịch học nào tốt nhất cho con?
Tuần 1 hay 2 buổi? Mỗi buổi kéo dài bao lâu? Con bạn sẽ học “một thầy một trò”
hay học nhóm? Con sẽ làm bài tập về nhà lúc nào, trong bao lâu mà không bị quá
tải?


- Tính cách: Con bạn sẽ dễ tiếp thu, chịu khó
lĩnh hội trước một người như thế nào? Gia sư cần là người có thể hợp với con
của bạn.


- Phong cách học: Con bạn dễ tiếp thu bài vở
qua cách học nào: Nghe giảng “chay”? Học với hình ảnh minh họa? Học thông qua
các hoạt động vui chơi? (Nếu bạn không nắm rõ, hãy hỏi thầy/cô giáo của con).


Nếu việc học với con quả thực rất vất vả thì
cách dạy truyền thống sẽ không mấy tác dụng. Khi ấy, bạn cần một gia sư sáng
tạo hơn, người biết cách giúp con lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.


4. Lên kế hoạch học tập


Khi đã tìm được gia sư cho con, hãy ngồi lại
cùng bàn kế hoạch giúp con tiến bộ. Ví dụ, có thể hỏi người gia sư xem anh/cô
ấy dự định tiến hành những bước cụ thể nào trong kế hoạch giúp con của bạn? Mức
độ tiến bộ của con sẽ được đánh giá bằng cách nào? Các buổi học sẽ đề cập đến
kiến thức, các bài tập, bài kiểm tra trên lớp chứ?


Hãy rõ ràng ngay từ đầu về vấn đề học phí
cũng như nguyện vọng của gia sư khi hợp tác cùng gia đình bạn. Sau cùng, ít
nhất tuần 1 lần, hãy để ý xem việc học của con và gia sư đang tiến triển đến
đâu.


5. Ưu tiên


Con bạn cần hiểu rằng học gia sư cũng rất
quan trọng, bởi thế cần có sự ưu tiên. Hãy xếp lịch học cho con vào khoảng thời
gian con có thể tập trung tốt nhất.


6. Hãy thực tế



Gia sư không phải một ảo
thuật gia tài thánh, quá trình học của con bạn cần thời gian mới thấy rõ sự tiến
bộ. Bởi thế, hãy tỉnh táo trước những kỳ vọng, đừng quên cổ vũ con: “Mẹ biết
con học vất vả, nhưng đây là kết quả của con tuần trước, hãy xem, tuần này con
có tiến bộ rồi”…


Trung tâm gia sư tại Đồng Nai Theo Dân Trí



3 chiêu "xử êm" bài
vở!


Cả núi bài vở đang ầm ập đến báo hiệu một thời điểm mà chúng mình
ai cũng... “xì trét”: Mùa thi!


Nhưng chúng tớ có bí kíp “xử lí” bài học chỉ bằng 3 “tuyệt chiêu”.
Điều kiện tham gia: Đọc tham khảo và nhớ làm theo hướng dẫn.


Cách 1: “KỈ LUẬT SẮT”


Hướng dẫn: Thành Trí (thủ khoa đại học năm 2009,
trường ĐH Sư phạm Kĩ Thuật)


Trình bày: Lập thời khóa biểu cho mình trong suốt
học kì, chi tiết cả thời gian học thi và nghiêm khắc chấp hành quy định do
chính mình đặt ra.


Nhắc nhỏ: “Thời gian gần thi, bạn lại càng phải tuân thủ nghiêm
ngặt hơn những điều này. Như tớ nè, cứ đúng 7 giờ tối là tớ mở tập ra học bài,
làm bài cho đến 11 giờ thì đi ngủ. Sáng sớm, tớ đặt báo thức để thức dậy lúc 4
giờ 45 phút sáng, ôn bài đến 6 giờ rồi chuẩn bị đi học. Tớ luôn học luân phiên
các môn Tự nhiên (bài học Xã hội tớ đã tranh thủ học trên lớp nên về nhà chỉ
cần xem lại).


Trường hợp bạn không thể học một mình, bạn nên ôn bài cùng bạn bè.
Trước khi ôn chung với họ, bạn chọn sẵn các công thức khó, các bài tập khó để
nhờ mọi người cùng làm, cùng học với bạn. Hoặc bạn cũng có thể nhờ thầy cô ở
lớp hay thầy cô dạy kèm cho mình lọc ra những bài toán sử dụng công thức khó
này để bạn làm một loạt từ 10 - 15 bài áp dụng cùng một công thức là đã có thể
nhớ bài rồi.


Khi ôn tập, kị nhất là tính bạ đâu học đó. Chọn giờ học không ổn
định, bài học không sắp xếp trước, bạn sẽ không thể nào ôn kịp những phần bài
chưa vững!”.


Cách 2: HỆ THỐNG LẠI BÀI VỞ


Hướng dẫn: Hữu Nhân (học sinh giỏi Tỉnh môn Hóa năm
12, sinh viên năm 1 khoa Hóa, ĐHSP TP.HCM).


Trình bày: Hãy lật phía cuối sách, phần mục lục của
sách giáo khoa để tự “xoay tua” một vòng kiến thức qua mục lục. Đây chính là
bảng tóm tắt đầy đủ và súc tích nhất đấy.


Nhắc nhỏ: “Nếu bạn kể ra hết được những điều đã học, bạn đã thành
công. Quên phần nào, bạn quay ngược lại phần đầu của sách để ôn lại cho đến khi
hiểu mới thôi. Tuy nhiên, mục lục chỉ mới chiếm một nửa bài học. Môn Hóa là môn
mà bài tập - lí thuyết chiếm 50:50. Vậy nên tiếp theo, bạn thử như tớ, để sách
lí thuyết bên cạnh các quyển sách đề thi luyện thi trắc nghiệm và ngồi giải.
Giải xong, tớ tự “điểm danh” lại phần lí thuyết trong các bài đã giải đó. Cũng
có những lúc lí thuyết trong đề bài nhiều, tớ xem lí thuyết trước rồi ngồi vào
giải. Trên thực tế, trong một học kì, chúng ta luôn rút ra được hệ thống lí
thuyết và một số dạng bài tập. Làm quen rồi thì việc ôn bài học sẽ nhanh hơn”.


Cách 3: MẸO "XỬ" TRẮC NGHIỆM


Trình bày: Hồng Quang (12 Hóa, trường Phổ thông Năng
khiếu, Huy chương Bạc môn Hóa quốc tế)


Trình bày:


+ Thi trắc nghiệm, tớ nhận ra các đáp án là a - b - c - d có tỉ lệ
bằng nhau. Vì vậy, nếu giải bài, bạn nhận ra mình đã chọn quá nhiều một loại
nào đó thì nên xem lại. Quá trình xem lại, bạn chọn những câu nào chưa vững để
xem trước. Những câu bạn nắm chắc, đánh dấu từ đầu thường sẽ ít sai sót nên bạn
giữ để xem lại sau cùng.


+ Áp dụng cách loại suy: Trong bốn đáp án đưa ra, sẽ có những đáp
án ngược nhau. Đáp án nào bạn “quen” hơn, bạn đã bỏ bớt được các đáp án cùng
loại, kết quả chính xác hơn. Ngoài ra, tớ còn rất thích cách thay thế. Trong 4
đáp án, tớ chọn những đáp án nào thấy đúng nhất thử vào đề bài thì sẽ cho ra
câu trả lời nhanh, sớm nhất.


Điều cuối cùng, tớ nghĩ, dù làm bài bằng cách nào, gặp các câu bạn
“bí”, bạn vẫn phải cố gắng để tìm ra đáp án chứ không bao giờ bỏ ô trống, phải
không nè?


Cách lấy lại căn bản trong một
tuần


Gần sắp thi học kì, bạn mới tá hoả rằng kiến thức đang "rách
chỗ này, lủng chỗ kia", và bạn chỉ còn khoảng một tuần để chuẩn bị...


Không sao, đừng quá lo lắng, vì bạn vẫn có thể lấy lại căn bản
trong...1 tuần!


Với các môn xã hội


Thì bạn sẽ chẳng phải lo lắng khi sợ bị "mất căn bản".
Bởi chỉ cần "cho chữ vào đầu" là xong.


Chia một tuần làm 3 giai đoạn.


Giai đoạn 1: 3 ngày đầu, hãy học những gì trọng tâm nhất, chắc
chắn sẽ ra thi. Việc này không có gì khó khăn vì các môn xã hội đều có giới
hạn.


Giai đoạn hai: 2 ngày tiếp theo, ôn nhuần nhuyễn những câu còn
lại. Khi đã bắt đầu học rồi thì bạn sẽ có động lực và kiên nhẫn để hoàn thành.


Giai đoạn cuối cùng: 2 ngày còn lại dành để bạn nắm trọn vẹn kiến
thức, tìm hiểu một vài kĩ năng làm bài, đồng thời tham khảo các nội dung bài
học không có trong sách.


Những môn tự nhiên


Ngày thứ nhất


Bắt đầu giải bài tập. Trước hết là những bài mới học gần đây nhất.
Không hiểu hãy hỏi ngay bạn bè. Không cần phải làm hết bài tập, làm nhiều lần
một dạng bài cũng được. Nắm chắc phương pháp làm bài. Lúc này chưa cần nhớ công
thức, bạn có thể nhờ sách vở "trợ giúp.


Ngày thứ hai


Làm trắc nghiệm. Hẳn bạn cũng biết lý thuyết chiếm đến hơn 50%
trong tổng số các câu trắc nghiệm. Vì vậy, khi đã nắm kiến thức thì chắc chắn
bạn có trong tay số điểm trên trung bình. Nếu không biết làm câu trắc nghiệm
nào, cứ lật sách xem thông tin, sau đó khắc ghi vào đầu. Làm xong, hãy xoá đáp
án và đánh giá lại mình hiểu đến đâu.


Ngày thứ ba


Học công thức. Nếu bạn không có quyết tâm, bạn sẽ mất căn bản mãi.
Xem lại các bài tập đã làm trong ngày đầu tiên. Bạn cũng có
thể tự bắt mình "chép phạt". Hiệu quả lắm đấy!


Ngày thứ tư


Kiểm tra xem mình đã "thu thập" được gì trong 3
ngày đầu bằng cách nhờ những bạn học giỏi "ra đề". Tự chấm điểm cho
mình. Xem những kiến thức chưa kịp cập nhật và "lên lịch", dàn trải
bài vở vào những ngày còn lại.


Hai ngày kế tiếp


Khi quá mệt mỏi bởi các bài tập hóc búa thì hãy "giải
lao" bằng cách...ôn lại các môn xã hội. Nghe có vẻ rất nản, nhưng hãy cố
vượt qua, nếu không muốn kết quả thi thảm hại, làm tinh thần giảm sút. Thà khổ
trong một tuần rồi sung sướng, còn hơn là tỉnh bơ trong bảy ngày để rồi uể oải
dai dẳng. Nhớ dành ngày cuối cùng để thư giãn bạn nha!


Mức lương: Thoả thuận

Nơi làm việc: Đồng Nai

Ngày đăng: 06/08/2011

Loại hình công việc: Tất cả

Tải xuống
Lưu tin