Đang tải dữ liệu ...
Mua sắm
Hà Nội
Mua sắm, Tổng Hợp
Tìm kiếm
E-mail:
Mật khẩu:
   [Đóng]   [Quên mật khẩu?]
Đang tải dữ liệu...
Mua vị trí tin nổi bật tại đây
  • MUA HÀNG AN TOÀN
  • Các mặt hàng hay bị lừa đảo: xích đu, ghế rung, xe tập đi, ghế ăn dặm, máy hút sữa, máy khâu, máy xay bột, bình sữa, các đồ chơi trẻ em....
  • Cần xem kỹ mặt hàng mình cần mua, yêu cầu ảnh chụp thực tế sản phẩm.
  • Không mua những sản phẩm giá quá rẻ so với thị trường.
  • Sử dụng hình thức thanh toán COD( thanh toán khi nhận hàng) để đảm bảo hàng nhận đúng chất lượng.
  • Rất nhiều thành viên đã chuyển tiền nhưng đã không nhận được hàng, hoặc là hàng tầu, hàng kém chất lượng.

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong ngày đông giá rét

Gửi tin nhắn
Lưu tin

Thời gian đăng

23:43 | 25/01/2011 | Hà Nội

Lượt xem tin

16

Mã tin

13597259

Chat với chủ tin

Mua quyền ưu tiên cho tin

Mùa đông đến cũng là lúc bạn cần phải “để mắt” tới bé yêu nhiều hơn nữa, không chỉ giữ cho bé đủ ấm mà trong sinh hoạt, giờ giấc, ăn uống cũng phải thật chu đáo, không thể xuề xòa cho qua. Chúng tôi chia sẻ với bạn những kinh nghiệm dưới đây để giúp bé có được một sức khỏe tốt và sức đề kháng cao trong suốt mùa đông giá rét.


Những nguy cơ không an toàn với sức khỏe của trẻ khi đông về


Khi những cơn gió lạnh tràn về, nhiệt độ ngoài trời ngày càng giảm xuống sẽ tác động không nhỏ tới sức khỏe các bé. Ngay cả khi con bạn đã lên ba hay thậm chí là sáu tuổi, bé vẫn chưa đủ sức đề kháng để “chống chọi” với mùa đông và những “con virus” mang mầm bệnh nguy hiểm như cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, còi xương, tiêu chảy…


Chỉ cần bạn lơ là một chút, trẻ có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm báo động.


Vậy để chăm sóc tốt nhất cho bé suốt mùa đông dài, chúng ta phải làm gì?


1. Điều đầu tiên và tối quan trọng mà mangthai.vn khuyên bạn là phải giữ đủ ấm cho bé trong mọi hoàn cảnh


Bởi nếu cơ thể bé bị nhiễm lạnh sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh liên quan đến hô hấp sinh sôi. Do đó, bạn hãy nhớ giữ đủ ấm cho bé, nhất là ấm hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Khi đêm về, nhiệt độ xuống thấp hơn, việc ủ ấm cho trẻ lại càng trở nên quan trọng. Bạn luôn phải đảm bảo khi đi ngủ, trẻ được mặc đủ quần áo ấm, nếu cần có thể mặc thêm áo nhưng mặc ngược để giữ ấm phần ngực, cổ trong khi lưng vẫn được thoáng, không bị quá nóng dẫn đến rịn mồ hôi lưng. Một chiếc khăn quàng cổ là giải pháp hữu hiệu giúp phòng bệnh cho bé nơi cổ họng.


Đặc biệt nên chú ý chọn loại áo phù hợp để mặc cho bé trong những ngày này, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, tốt nhất các bà mẹ hãy lựa những bộ quần áo bằng chất cotton, thoáng, thấm mồ hôi nhanh.


Tuy nhiên, nếu bạn ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, chúng sẽ bị ngấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dễ dẫn đến viêm phổi.


Chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong ngày đông giá rét


2. Luôn “thiết kế” cho trẻ một chế độ ăn uống dinh dưỡng, vệ sinh và ấm áp suốt những ngày đông


Đơn giản vì khâu lựa chọn thực phẩm chế biến món ăn cho bé đóng vai trò rất lớn trong việc giữ ấm cơ thể bé vào mùa đông. Tất nhiên là khẩu phần hàng ngày phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình trưởng thành, phát triển của con bạn với những loại thức ăn chủ yếu như thịt, cá, trứng, rau quả… bởi mùa đông, nguy cơ còi xương của trẻ cao hơn nhiều. Thêm vào đó, đồ ăn phải luôn “mới”, có thể là đồ ấm hoặc đồ được hâm lại đủ nhiệt trước khi bé ăn. Bằng cách này, bạn đang giúp bé yêu ngăn chặn căn bệnh tiêu chảy “đáng gờm” đấy bạn ạ!


Ngoài ra, các bà mẹ nên bổ sung lượng nước uống cho bé hàng ngày. Đừng quên làm những cốc nước hoa quả ngon lành bạn nhé! Bởi lẽ hầu hết các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, những loại nước hoa quả giàu vitamin C, nhất là cam, quýt, táo có khả năng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và giúp bé không bị nhiễm lạnh trong những ngày mùa đông buốt giá.


3. Giữ vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày


Điều đó không có nghĩa là bạn phải tắm rửa cho bé yêu mỗi ngày một lần mà hãy điều chỉnh một cách nhịp nhàng lịch tắm rửa của bé. Cách ngày tắm một lần, tắm xong mới gội đầu có vẻ là phương pháp thích hợp nhất với trẻ, nhưng hãy nhớ phải tắm trong phòng kín gió; còn giữa những ngày đó nên lau người cho trẻ bằng nước ấm. Nhiệt độ nước tắm cần đảm bảo và không nên tắm bé quá lâu.


Khi bổ sung nước ấm để tắm cho trẻ, tuyệt đối không đổ trực tiếp nước nóng vào chậu hoặc bồn vì sẽ dễ gây bỏng da trẻ. Hãy pha nước ra một chậu khác rồi đổ vào chậu/bồn tắm!


Đặc biệt, hàng ngày, bạn cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Với những bé đã biết tự đánh răng, bạn hãy pha nước ấm để bé đánh. Mỗi buổi sáng, các bà mẹ cũng có thể nhỏ một vài giọt muối sinh lý 0,9% vào họng bé. Nó có giá trị sát khuẩn nhẹ, giúp phòng bệnh viêm họng.


4. “Trang bị” từ đầu đến chân mỗi khi đưa bé ra ngoài


Đi ra ngoài chơi hay đến nhà trẻ, trường mẫu giáo là những hoạt động không thể thiếu đối với trẻ từ 3 – 6 tuổi vì lúc này các bé đã đủ tuổi đến trường, đã “cứng cáp” hơn và cũng “ham chơi” hơn. Song, muốn bé phát triển cân bằng với một thể trạng tốt nhất, vào những ngày đông tháng giá, bạn cần “trang bị” thật kỹ cho bé mỗi khi đưa bé ra ngoài. Lúc này, áo len, áo nỉ, áo khoác ấm, quần tất, quần bông, khăn choàng, mũ, tất tay, tất chân, khẩu trang, giày… chắc chắn sẽ là những trợ thủ đắc lực giữ ấm cho bé khi phải thay đổi môi trường, thay đổi nhiệt độ bên ngoài.


5. Những lưu ý khi trẻ bị bệnh


Thời tiết mùa đông làm cho bé rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là trong những lúc giao mùa. Vì vậy trong trường hợp trẻ bị bệnh trong mùa đông cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:


Đối với trẻ khỏe mạnh bình thường khi đông về bạn đã cần phải lưu ý đến trẻ thì với những trẻ bị bệnh trong thời tiết đông lạnh bạn càng cần phải cẩn thận hơn. Khi trẻ có dấu hiệu ốm, cảm bạn không nên cho trẻ tắm, nếu trẻ không được sạch sẽ bạn có thể dùng nước ấm và khăn mềm lau qua người cho trẻ nhưng phải vệ sinh cơ thể cho trẻ thật nhanh và giữ ấm cho trẻ trong và sau khi vệ sinh.


Khi trẻ cảm lạnh cha mẹ nếu đã quen với hiện tượng này ở trẻ thì có thể chăm sóc trẻ tại nhà, giữ ấm cho trẻ và thường xuyên theo dõi trẻ nhưng nếu thấy trẻ sốt cao, ho nhiều hoặc có bất kỳ hiện tượng lạ nào mà bạn không kiểm soát được thì bạn cần kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sỹ vì mùa đông trẻ rất dễ mắc các dịch bệnh nguy hiểm nếu chậm trễ rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.


Mùa đông đến cũng là lúc bạn cần phải “để mắt” tới bé yêu nhiều hơn nữa, không chỉ giữ cho bé đủ ấm mà trong sinh hoạt, giờ giấc, ăn uống cũng phải thật chu đáo, không thể xuề xòa cho qua. Chúng tôi chia sẻ với bạn những kinh nghiệm dưới đây để giúp bé có được một sức khỏe tốt và sức đề kháng cao trong suốt mùa đông giá rét.


Những nguy cơ không an toàn với sức khỏe của trẻ khi đông về


Khi những cơn gió lạnh tràn về, nhiệt độ ngoài trời ngày càng giảm xuống sẽ tác động không nhỏ tới sức khỏe các bé. Ngay cả khi con bạn đã lên ba hay thậm chí là sáu tuổi, bé vẫn chưa đủ sức đề kháng để “chống chọi” với mùa đông và những “con virus” mang mầm bệnh nguy hiểm như cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, còi xương, tiêu chảy…


Chỉ cần bạn lơ là một chút, trẻ có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm báo động.


Vậy để chăm sóc tốt nhất cho bé suốt mùa đông dài, chúng ta phải làm gì?


1. Điều đầu tiên và tối quan trọng mà mangthai.vn khuyên bạn là phải giữ đủ ấm cho bé trong mọi hoàn cảnh


Bởi nếu cơ thể bé bị nhiễm lạnh sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh liên quan đến hô hấp sinh sôi. Do đó, bạn hãy nhớ giữ đủ ấm cho bé, nhất là ấm hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Khi đêm về, nhiệt độ xuống thấp hơn, việc ủ ấm cho trẻ lại càng trở nên quan trọng. Bạn luôn phải đảm bảo khi đi ngủ, trẻ được mặc đủ quần áo ấm, nếu cần có thể mặc thêm áo nhưng mặc ngược để giữ ấm phần ngực, cổ trong khi lưng vẫn được thoáng, không bị quá nóng dẫn đến rịn mồ hôi lưng. Một chiếc khăn quàng cổ là giải pháp hữu hiệu giúp phòng bệnh cho bé nơi cổ họng.


Đặc biệt nên chú ý chọn loại áo phù hợp để mặc cho bé trong những ngày này, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, tốt nhất các bà mẹ hãy lựa những bộ quần áo bằng chất cotton, thoáng, thấm mồ hôi nhanh.


Tuy nhiên, nếu bạn ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, chúng sẽ bị ngấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dễ dẫn đến viêm phổi.


Chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong ngày đông giá rét


2. Luôn “thiết kế” cho trẻ một chế độ ăn uống dinh dưỡng, vệ sinh và ấm áp suốt những ngày đông


Đơn giản vì khâu lựa chọn thực phẩm chế biến món ăn cho bé đóng vai trò rất lớn trong việc giữ ấm cơ thể bé vào mùa đông. Tất nhiên là khẩu phần hàng ngày phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình trưởng thành, phát triển của con bạn với những loại thức ăn chủ yếu như thịt, cá, trứng, rau quả… bởi mùa đông, nguy cơ còi xương của trẻ cao hơn nhiều. Thêm vào đó, đồ ăn phải luôn “mới”, có thể là đồ ấm hoặc đồ được hâm lại đủ nhiệt trước khi bé ăn. Bằng cách này, bạn đang giúp bé yêu ngăn chặn căn bệnh tiêu chảy “đáng gờm” đấy bạn ạ!


Ngoài ra, các bà mẹ nên bổ sung lượng nước uống cho bé hàng ngày. Đừng quên làm những cốc nước hoa quả ngon lành bạn nhé! Bởi lẽ hầu hết các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, những loại nước hoa quả giàu vitamin C, nhất là cam, quýt, táo có khả năng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và giúp bé không bị nhiễm lạnh trong những ngày mùa đông buốt giá.


3. Giữ vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày


Điều đó không có nghĩa là bạn phải tắm rửa cho bé yêu mỗi ngày một lần mà hãy điều chỉnh một cách nhịp nhàng lịch tắm rửa của bé. Cách ngày tắm một lần, tắm xong mới gội đầu có vẻ là phương pháp thích hợp nhất với trẻ, nhưng hãy nhớ phải tắm trong phòng kín gió; còn giữa những ngày đó nên lau người cho trẻ bằng nước ấm. Nhiệt độ nước tắm cần đảm bảo và không nên tắm bé quá lâu.


Khi bổ sung nước ấm để tắm cho trẻ, tuyệt đối không đổ trực tiếp nước nóng vào chậu hoặc bồn vì sẽ dễ gây bỏng da trẻ. Hãy pha nước ra một chậu khác rồi đổ vào chậu/bồn tắm!


Đặc biệt, hàng ngày, bạn cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Với những bé đã biết tự đánh răng, bạn hãy pha nước ấm để bé đánh. Mỗi buổi sáng, các bà mẹ cũng có thể nhỏ một vài giọt muối sinh lý 0,9% vào họng bé. Nó có giá trị sát khuẩn nhẹ, giúp phòng bệnh viêm họng.


4. “Trang bị” từ đầu đến chân mỗi khi đưa bé ra ngoài


Đi ra ngoài chơi hay đến nhà trẻ, trường mẫu giáo là những hoạt động không thể thiếu đối với trẻ từ 3 – 6 tuổi vì lúc này các bé đã đủ tuổi đến trường, đã “cứng cáp” hơn và cũng “ham chơi” hơn. Song, muốn bé phát triển cân bằng với một thể trạng tốt nhất, vào những ngày đông tháng giá, bạn cần “trang bị” thật kỹ cho bé mỗi khi đưa bé ra ngoài. Lúc này, áo len, áo nỉ, áo khoác ấm, quần tất, quần bông, khăn choàng, mũ, tất tay, tất chân, khẩu trang, giày… chắc chắn sẽ là những trợ thủ đắc lực giữ ấm cho bé khi phải thay đổi môi trường, thay đổi nhiệt độ bên ngoài.


5. Những lưu ý khi trẻ bị bệnh


Thời tiết mùa đông làm cho bé rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là trong những lúc giao mùa. Vì vậy trong trường hợp trẻ bị bệnh trong mùa đông cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:


Đối với trẻ khỏe mạnh bình thường khi đông về bạn đã cần phải lưu ý đến trẻ thì với những trẻ bị bệnh trong thời tiết đông lạnh bạn càng cần phải cẩn thận hơn. Khi trẻ có dấu hiệu ốm, cảm bạn không nên cho trẻ tắm, nếu trẻ không được sạch sẽ bạn có thể dùng nước ấm và khăn mềm lau qua người cho trẻ nhưng phải vệ sinh cơ thể cho trẻ thật nhanh và giữ ấm cho trẻ trong và sau khi vệ sinh.


Khi trẻ cảm lạnh cha mẹ nếu đã quen với hiện tượng này ở trẻ thì có thể chăm sóc trẻ tại nhà, giữ ấm cho trẻ và thường xuyên theo dõi trẻ nhưng nếu thấy trẻ sốt cao, ho nhiều hoặc có bất kỳ hiện tượng lạ nào mà bạn không kiểm soát được thì bạn cần kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sỹ vì mùa đông trẻ rất dễ mắc các dịch bệnh nguy hiểm nếu chậm trễ rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.


Để biết thêm các thông tin liên quan khác các bạn vui lòng ghé thăm trang http://www.mangthai.vn để biết thông tin chi tiết , đây là 1 trang web rất hay và bổ ích cung cp thông tin, h tr dch v, t chc tuyên truyn, tư vn và đào to các kiến thc, k năng làm cha m, các k năng sng cho tr em.

Lưu tin
Chia sẻ