Đang tải dữ liệu ...
Thời trang
Mẹ Và Bé
Tìm kiếm
E-mail:
Mật khẩu:
   [Đóng]   [Quên mật khẩu?]
Đang tải dữ liệu...
Mua vị trí tin nổi bật tại đây
  • MUA HÀNG AN TOÀN
  • Các mặt hàng hay bị lừa đảo: xích đu, ghế rung, xe tập đi, ghế ăn dặm, máy hút sữa, máy khâu, máy xay bột, bình sữa, các đồ chơi trẻ em....
  • Cần xem kỹ mặt hàng mình cần mua, yêu cầu ảnh chụp thực tế sản phẩm.
  • Không mua những sản phẩm giá quá rẻ so với thị trường.
  • Sử dụng hình thức thanh toán COD( thanh toán khi nhận hàng) để đảm bảo hàng nhận đúng chất lượng.
  • Rất nhiều thành viên đã chuyển tiền nhưng đã không nhận được hàng, hoặc là hàng tầu, hàng kém chất lượng.

Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu gọi là có ngay

01642678395
Gửi tin nhắn
Lưu tin

Thời gian đăng

11:15 | 28/10/2014 | Hà Nội

Lượt xem tin

400

Mã tin

23747081

01642678395

Chat với chủ tin

Mua quyền ưu tiên cho tin

Em bán cây giống cho mọi người trồng được trong chậu hoặc thùng xốp đối với một số cây nhỏ được nhé còn với cây to thì mẹ nào nhà có vườn thì mới trồng được ạ, sau đây em xin trình bày công dụng và cách trồng các loại cây đó, các mẹ có thể tham khảo trên mạng về công dụng và cách trồng để biết chi tiết hơn nhé. Ngoài ra nhà em còn nhận order cây mà em chưa bán ở trên này với giá phải chăng nhất, mong các mẹ ủng hộ nhiệt tình. Em cảm ơn cả nhà

Em mới bán thêm cả thùng xốp, phân bón và đất sạch trồng cây phục vụ các mẹ nữa nhé. Đất phù sa sạch 30k/bao, phân đạm 20k/gói, phân vi sinh, npk 35k/bao. Mẹ nào cần thì PM em giao ngay và luôn ạ

Kinh nghiệm Chọn phân bón

Trước tiên phải chọn phân bón có hàm lượng N, P hay K không được thấp dưới mức tối thiểu 5%. Nếu thấp hơn mức này có thể được xếp là các loại phân khoáng. Phân bón có thể được phân thành nhóm hữu cơ và vô cơ tùy thuộc vào hàm lượng đạm của nó. Phân hữu cơ thường có gốc từ sản phẩm phụ, xác động vật, các cơ cấu sống, còn phân vô cơ là loại phân bón tổng hợp. Về cơ bản nguồn đạm của 2 loại phân này không khác nhau đối với cây trồng.
Ưu điểm của phân bón hữu cơ là bảo vệ sức khỏe cho đất, ít bị rửa trôi và có chứa nhiều nguồn đạm hữu ích. Nhược điểm là có chi phí cao tính theo hàm lượng đạm. Ưu điểm phân vô cơ là chi phí sản xuất thấp, cây trồng dễ hấp thụ nhưng lại có nhược điểm là gây tổn thất nhanh, làm nghèo đất và gây ô nhiễm nguồn đất và nước. Riêng phân đạm, loại phân bón khá phổ biến có thể được phân thành 2 loại, một là loại hòa tan nhanh hoặc ngấm nhanh và hai là hòa tan chậm và ngấm chậm. Phân đạm tan nhanh là phân được sản xuất từ các muối vô cơ dễ hòa tan như sunfat amon, nitratamon, phôtphát amon và nitrat amon. Sử dụng phân đạm không hợp lý có thể gây ô nhiễm nguồn đất và nước. Để hạn chế nên bón thành đợt riêng, mỗi đợt cách nhau 2-3 tuần kết hợp với tưới tiêu hợp lý để hạn chế bay hơi hoặc làm nghèo đất.
Phân bón, bón bao nhiêu thì hợp lý?

Để quyết định lượng phân cần bón thì trước tiên phải nắm chắc hàm lượng dưỡng chất của từng loại phân. Ví dụ đối với phân bón NPK nếu ghi 20-2-4 có nghĩa là 20% nitơ, 2% phốt pho và 4% kali. Để tính chính xác lượng nitơ cần dùng thì tính như sau, ví dụ cần bón 2 kg nitơ thì chia 2 cho 20% hoặc 20 (hàm lượng nitơ của phân), kết quả là 10, như vậy bón 10 kg NPK 20-2-4 là đủ 2 kg nitơ cần thiết.

Cách bón phân

Bón phân có nhiều cách nhưng tập trung chủ yếu 3 cách sau: Bón bề mặt, bón cho đất và phun lá. Các phương pháp này áp dụng tùy theo từng loại phân, bề mặt đất, thiết bị bón và dạng cây trồng.

- Bón bề mặt là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với các loại phân đạm. Nếu là phốt pho thì ít hiệu quả hơn. Có thể dùng tay để rắc đều trên bề mặt. Nếu là phân bón hữu cơ thì nên lấp đất lên hoặc trộn đều với đất bề mặt.

- Bón cho đất: Đây là phương pháp rất phù hợp cho các loại phân hòa tan, ví dụ như phốt pho và kali. Có thể đưa phân vào các lỗ hoặc rãnh xung quanh cây trồng, sau đó dùng nước tưới để phân ngấm nhanh vào trong đất.

- Phun lá: Đây là phương pháp rất hiệu quả nhất là bón phân giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn đạm ít quan trọng đối với cây trồng nhưng là phương án rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây trồng nhận được nhất là phốt pho và kali.

- Tưới nước: Tưới tiêu hợp lý ngay sau khi bón phân là phương pháp tốt nhất để bảo vệ phân và giúp cây trồng tiếp cận nhanh nguồn phân bón. Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều nước bề mặt sẽ làm rửa trôi phân bón và gây ô nhiễm nguồn đất và nước.
facebook: https://www.facebook.com/dungdung.lepham

1. Cây chùm ngây: 30K/cây
Cây chùm ngây được sử dụng làm rau ăn, không những ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận… Ở Ấn Độ người ta dùng lá chùm ngây làm món rau thông dụng trong bửa ăn hằng ngày.

- Lá chùm ngây non đem luộc ăn như 1 loại rau thông thường. 
Lá cây chùm ngây non xào thịt trâu, bò: rất ngon, có mùi vị đặc trưng.
Rau sống: lá tươi dùng trộn ăn sống như rau xà lách.
Nấu canh : 100gr lá Chùm ngây nấu chung với 50gr thịt bò hoặc heo , hoặc nấu chay với 100gr nấm.
Nước sinh tố : xay 20gr lá chung với 2 muỗng cafe sữa, 2 muỗng café đường sữa uống như uống sinh tố.
Ngoài ra, trong dân gian vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, cây Chùm ngây được nhân dân và các thầy thuốc Nam sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời.
- Lá chùm ngây làm thuốc trị cảm sốt, ban sởi, suyễn.
- Lá chùm ngây non có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhiều vitamin A. vitamin C, lợi tiểu nhẹ, trị sỏi thận, thấp khớp, kích thích tim và tuần hoàn. 
- Trái chùm ngây có tác dụng làm tăng dục.
- Vỏ cây chùm ngây làm thuốc trị u xơ tuyến tiền liệt, chống mệt mỏi.
Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa tươi của cây chùm ngây được đánh giá như sau: Lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng calci và gấp 2 lần lượng protein của sữa; hơn 4 lần vitamin A của cà rốt; hơn 3 lần potassium của chuối. Như vậy cây chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý: 
Hiện nay chưa có những báo cáo về những nguy hại đối với sức khoẻ trong việc sử dụng hạt và rễ chùm ngây theo các liều lượng trị liệu. Tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. 
Thử nghiệm trên chuột với liều cho uống là 5gam/ kg trọng lượng cơ thể, cây chùm ngây sẽ gây phản ứng keratin hóa quá mức tế bào bao tử và sơ hóa tế bào gan. 
Không nên dùng rễ chùm ngây nơi phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng chùm ngây trong chăm sóc sắc đẹp và kỹ nghệ lọc nước:
Dưỡng da : tại Mỹ và các nước Âu châu, cây chùm ngây được sử dụng rộng rãi trong công nghê dưỡng da , mỹ phẩm cao cấp. 
Cách dùng đơn giản: giã nhuyễn 20gr lá, để không hoăc trộn với dầu lấy từ hat chùm ngây thoa đắp 2 lần, mỗi lần 7 phút, trong một ngày , trong một tuần sẽ thấy hiệu nghiệm. (Theo kinh nghiệm dân gian)
( lưu ý: không nên ủ đắp trên da mặt quá lâu trên 10 phút )
Lọc nước : Hạt Chùm Ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước. Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo..và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ

Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay
Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay

BẢNG SO SÁNH CHẤT DINH DƯỠNG
(Theo tư liệu tổng hợp mới nhất về cây Chùm Ngây của ZijaMoringaHealth.Com )

Cây Chùm Ngây (Moringa oleifera) chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp. Những chất dinh dưỡng cần thiết để gìn giữ sức khỏe con người , chống giảm nguy cơ từ những chứng bệnh suy thoái, chữa trị bách bệnh thông thường. Những hình ảnh minh họa dưới đây là bảng so sánh từ các nghiên cứu của các nhà khoa học giữa hàm lượng dinh dưỡng ưu việt của lá cây Chùm Ngây và những thực phẩm , những trái cây tiêu biểu thường dùng như Cam, Cà-rốt, Sữa, Cải Bó xôi, Yaourt, và chuối nếu so sánh trên cùng trọng lượng:

Vitamin C 7 lần nhiều hơn trái Cam. Vitamin C tăng cường hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể và chữa trị những chứng bệnh lây lan như cảm cúm.

Vitamin A 4 lần nhiều hơn Cà-rốt. Vitamin A hoạt động như một tấm khiên chống lại những chứng bệnh về mắt , da và tim , đồng thời ngăn ngừa tiêu chảy và những chứng bệnh thông thường khác..

Calcium 4 lần nhiều hơn sữa. Calcium bồi bổ cho xương và răng, giúp ngăn ngừa chứng loãng xương..

Chất sắt 3 lần so với cải bó xôi. Chất Sắt là một chất cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn Oxy trong máu đến tất cả bộ phận trong cơ thể..

Chất đạm (protein) 2 lần nhiều hơn Sữa chua. Chất Đạm là những chất xây dựng tế bào cho cơ thể, nó được làm ra từ at-xit A-min, thông thường at-xit A-min chỉ có những sản phẩm từ động vật như thịt trứng, sữa… kỳ lạ thay láChùm Ngây có chứa những At-xít Amin cần thiết đó.

Potassium 3 lần nhiều hơn trái chuối. Potassium là chất cần thiết cho óc và hệ thần kinh .

Cách trồng: Khi còn nhỏ Chùm ngây ưa bóng, khi độ ca0 trên 1met, mình tiến hành cắt ngang thân để đẩy lượng mầm nảy lên thì nó bắt đầu cần nắng nhiều Đối với e nó, nắng k thành vấn đề, miễn là cung đủ nước. Đòi hỏi về nhà ở cũng k quá khắt khe, sỏi đá hay cát trộn cũng k hề là tỏ ra khó chịu 

Chùm ngây để có nhiều dinh dưỡng nhất thì 1 tháng hái lá của cây 1 lần. mỗi lần thu khoảng 250gram lá nếu cây còn dưới 3 tuổi, hơn thì sẽ có thể thu 450gram

2. Cây Ổi Lê Đài Loan: 40k/cây giống
Ổi lê Đài Loan là cây trồng dễ tính, sinh trưởng khỏe, chịu thâm canh, nhanh cho quả, quả to, ít hạt, trọng lượng quả lớn, trung bình quả 250-300gam, thâm canh tốt đạt 350-400gam, riêng quả ra lứa đầu (ổi tơ) đạt tới 500-700gam/quả. Khi chín thịt quả giòn, mềm, mùi thơm nhẹ, vị ngọt mát, giàu dinh dưỡng.
Trái ổi không chỉ là loại trái cây được nhiều người ưa thích mà còn là loại trái cây tốt cho sức khoẻ.

Lợi ích về sức khoẻ

- Ổi giúp hạ cholesterol, bảo vệ tim và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể nhờ chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất.

- Ổi mang lại vẻ mềm mại cho làn da nhờ có chứa carotenoids, chất chống ôxy hoá giúp phục hồi sức sống cho da.

- Tại một số nước châu Á, người ta còn dùng phần nạc và lá ổi để chế ra loại trà bồi dưỡng sức khoẻ.

- Vitamin C của ổi giúp kích hoạt sự sản xuất chất collgen, hoạt chất cần thiết giúp củng cố độ bền cho khớp xương sụn... Vitamin C còn giúp làm khoẻ các mạch máu, giảm thiểu sự ô nhiễm cho cơ thể từ môi trường xung quanh do xe cộ, động cơ... thải ra.

- Ổi giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về da như bệnh vảy nến, chàm, phát ban nhờ có tính kháng khuẩn.

Cong dung cua trai oi

- Ổi làm giảm thể trọng nhờ chứa ít chất béo.

- Lá ổi được dùng làm thuốc trị tiêu chảy nhờ vào tính kháng khuẩn có chứa trong ổi.

Món ăn từ trái ổi

1. Ổi ướp lạnh: Giúp giải nhiệt khi thời tiết nắng nóng.

- Lấy phần nạc của ổi, xắt nhỏ và xay nhuyễn.

- Cho nước chanh tươi, r*** vodka và đường xay thêm cho đều.

- Cho hỗn hợp vào tủ lạnh trong khoảng từ 45-60 phút. Ngoài ra, có thể cho hỗn hợp vào tủ làm đông để ăn như kem thông thường.

2. Ổi trộn: Giúp giảm cân và bồi dưỡng thể lực.

- Gọt vỏ ổi, chỉ lấy phần nạc và xắt thành từng lát vừa ăn, cam gọt vỏ xắt từng lát mỏng, chuối xắt khoanh tròn sau đó trộn đều ba loại với nhau.

- Rưới nước chanh tươi vào hỗn hợp, trộn đều.

- Trước khi ăn, rưới thêm mật ong.

- Bạn có thể cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ trước khi dùng.

3. Nước ép ổi: Tăng cường sức khoẻ.

- Ổi bỏ vỏ, moi bỏ hạt, ép lấy nước, cho thêm ít muối và đường.

- Ngon hơn khi uống lạnh.

Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay

Cây giống ổi 
Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay

1. Chọn đất và chọn chậu trồng cây ổi lê
Cây ổi nói chung hầu như không kén đất, tuy nhiên do trồng trong chậu nên cần lưu ý chọn đất trồng cây tơi xốp thoát nước tốt và bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục, tốt nhất nên chọn phân trùn quế để rễ cây không bị nấm bệnh. Có thể phối trộn gía thể trồng cây ổi lê với tỷ lệ tro trấu, xơ dừa, trấu sống, phân trùn quế là 2:0,5:0,5:1.

Chọn chậu trồng cây ổi lê tại nhà phải có kích thước tương đối đủ để cây có trái thường xuyên, chọn chậu sành hay thùng nhựa DS với kích thước đường kính chậu từ 30-40cm, chiều cao chậu từ 35-50 cm, chậu càng to cây càng lớn cho nhiều cành nhánh.

Cho đất trồng cây vào 2/3 chậu, sau đó trồng cây ổi lê giống vào, nhớ tháo bỏ lớp nilon bao rễ, dùng tay chèn nén chặt quanh cổ cây không cho cây lung lay khi tưới. Nhớ đặt chậu nơi có ánh sáng đầy đủ hay có thời gian chiếu sáng hoàn toàn từ 5-6 giờ để cây quang hợp và ra hoa ra trái.

Lưu ý dùng vật kê cao đáy chậu để chống úng cho cây khi tưới nước.

2. Chọn giống cây ổi lê
Để cây ổi lê trồng trong chậu nhanh có trái nên chọn cây giống từ chiết cành, từ lúc trồng vào trong chậu đến khi ra trái chỉ mất 4-6 tháng.Tuy nhiên cây giống từ nguồn này mau bị già cỗi thoái hóa vì cây giống chiết có tuổi già như tuổi cây mẹ.

Nếu trồng cây ổi lê bằng hạt thì phải mất 3-4 năm mới cho trái và thời gian thu hoạch lâu hơn.

3. Cách chăm sóc cây ổi lê trồng chậu tại nhà
Khoảng 15-20 ngày là cây ổi lê vừa trồng trong chậu sẽ ra rễ và đâm lá mới, khi thấy lá non đã già thì bắt đầu bón thêm phân NPK 16.16.8 khoảng muỗng cà phê và surper lân khoảng muỗng canh, tất cả cho rải xung quanh đất ngoài gốc cây ổi, tưới nước đầy đủ sau khi bón phân.

Hàng tháng bón định kỳ 1 lần đất dinh dưỡng phân trùn quế một lớp 2-3 cm vào mặt chậu ( vào đầu tháng) và một ít phân vô cơ như trên vào giữa tháng. Không bón phân vô cơ nhiều đạm như urê, SA sẽ làm cây ổi chỉ có lá xanh mà không ra trái.

Cây ổi lê trong trong chậu cần phải tưới nước đầy đủ bảo đảm cây đủ ẩm và bộ rễ không bị thiếu nước, trường hợp tưới thiếu nước cây ổi dễ bị rụng lá và khô cành dần.

Khi thấy cây ổi lê bắt đầu ra trái nhỏ thành từng cặp thì tỉa bỏ bớt trái để dưỡng cho trái ổi còn lại mau lớn, mỗi cành chỉ để 1-2 trái phía trong gần thân chính, ngắt bỏ trái phái ngoài ngọn. Mỗi cây ổi lê trồng trong chậu nên nuôi từ 3-4 trái là đủ. Nếu để quá nhiều trái trên cây thì không đủ dinh dưỡng, trái ổi dễ bị rụng.

Khi cây ổi lê cho vài đợt trái và thấy hiện tượng cây bắt đầu suy yếu thưa lá , lá mới nhỏ dần thì tiến hành cắt tỉa thu gọn bớt tán cây, bón phân đầy đủ để cây ổi lê bắt đầu cho đợt trái mới.

Khi thấy cây ổi lê đã quá lớn so với kích thước chậu hiện hữu thì phải thay chậu khác lớn hơn, cây ổi mới sinh trưởng tốt.

4. Phòng trừ sâu bệnh
Cây ổi lê trồng trong chậu tại nhà ít khi bị sâu bệnh tấn công, chỉ khi có trái cần phải bao lại bằng bich ni lon để tránh bị ruồi hút chích làm thối quả.

Có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học hay nước tỏi và ớt phun cho cây ổi nhằm xua đuổi côn trùng không tới gần.

Cách trồng cây ổi lê trong chậu tại nhà không khó, đề nghị quý bà con quan tâm chăm sóc để tận hưởng hương vị những trái ổi lê ngon do mình tự trồng.

3. Cây chanh hoa tím quả chùm: 40K/cây giống

Cây chanh bông tím ít gai, tán rậm , cho trái to ( 1-5 trái/chùm) và quanh năm nên rất được người nông dân ưa chuộng. Chanh bông tím dễ trồng và chăm sóc. Có ưu điểm là ít gai dễ chăm sóc, trái to và dễ bán để ép lấy nước bởi có nhiều nước khi da vừa bóng hơn Chanh chùm. Hiện nay xu hướng trồng chanh bông tím để thu hái trái bán ngoài thi trường ngày càng phát triển.Tuy chất lượng nước chanh bông tím kém hơn các loài chanh khác nhưng do đặc tính dễ trồng, cho trái quanh năm, vỏ trái dầy dễ vận chuyển xa giúp nhà nông nâng cao thu nhập. Cây có trái hình cầu, to, vỏ trái xanh đậm và hơi sần hơn Chanh chùm, tép chanh màu vàng nhạt, to, nhiều nước (>45%). Hiện nay, giống này cũng được trồng khá nhiều do ưu điểm cây ít gai dễ chăm sóc, trái to và dễ bán để ép lấy nước bởi có nhiều nước khi da vừa bóng hơn Chanh chùm. Nguồn giống chanh chủ yếu từ cây chiết cành nên nhanh cho trái

Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay
Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay

Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay

4. Cây xoài Đài Loan: 50k/cây giống

Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay


Xoài Đài Loan cùng với xoài Thái là loại cây bởi dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, khi ra hoa tỷ lệ đậu khá cao. Đặc biệt, ra quả ngay sau năm đầu tiên, không có hiện tượng ra hoa nhiều nhưng không đậu quả như một số giống xoài khác. Quả to, trọng lượng trung bình đạt 1 - 1,5kg, cùi dày, thịt quả đanh chắc, hạt mỏng, ăn ngọt đậm, đặc biệt ăn xanh cũng ngọt và sức sinh trưởng vượt trội so với các giống xoài khác.
Giống cây xoài đài loan được mua từ Viện Nghiên cứu cây ăn quả . Mật độ trồng 10x10m, anh trồng được 150 gốc. Xoài Đài Loan, tuy là một cây “dễ tính”, thích ứng cao với điều kiện sinh thái khác nhau, nhưng trong thời kỳ đầu của sự phát triển nếu tạo được điều kiện thuận lợi như: Trồng trên đất tơi mục, vị trí trồng tương đối cao, bảo đảm đủ ẩm, nhưng thoát nước, vào mùa có nhiệt độ cao thì cây xoài vẫn sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

4. Chanh đào: 40k/cây giống

Chanh đào – một loài chanh có cây khỏe, lá lớn, sai quả. Quả to, vỏ mỏng, mọng nước, mùi thơm nên được người tiêu dùng ưa chuộng ở Việt Nam, đặc biệt khi được ngâm phối hợp với một số nguyên liệu như mật ong, đường phèn sẽ thành bài thuốc trị ho rất hiệu quả.
Chanh đào – một loài chanh có cây khỏe, lá lớn, sai quả. Quả chanh to, vỏ mỏng, mọng nước, mùi thơm nên được người tiêu dùng ưa chuộng ở Việt Nam, đặc biệt khi được ngâm phối hợp với 1 số nguyên liệu như mật ong, đường phèn sẽ thành bài thuốc trị ho rất hiệu quả.

Hiện nay, quả chanh đào được trồng nhiều ở phía Bắc và đang được các nhà nông mở rộng mô hình ở Bắc giang. Chanh có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt khi được trồng trên đất xốp, có độ pH thích hợp từ 5-8.

Mùa của chanh đào diễn ra vào mùa thu và thường rất nhanh, khoảng 1 đến 2 tháng trong năm (khoảng tháng 8, 9 dương lịch). Khi chín vỏ chanh mỏng có màu vàng, tinh dầu nhiều, ruột màu hồng đào nhiều nước có trái màu vàng nghệ, vị chua dịu và rất thơm.

Một số lợi ích từ chanh đào:

+ Nước cốt chanh dùng để pha với đường làm nước giải khát vào những ngày nắng nóng hay mới lao động nặng về, ngoài ra còn có công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt. Uống 1 ly nước chanh sẽ giúp bạn có thể lấy lại được năng lượng.

+ Lá cây chanh là một thành phần phổ biến trong nồi nước xông của dân tộc Việt Nam ta.

+ Rễ cây chanh cắt lên phơi khô dùng với rễ cây dâu để chữa ho.

+ Thân cây chanh cắt phơi khô cộng thêm một vài vị thuốc khác để trị phong thấp…

Chanh đào được biết tới là một loài cây với rất nhiều những công dụng khác nhau, nhưng được biết tới nhiều nhất là bài thuốc trị ho cực kỳ hiệu quả. Ngay bây giờ FruitVietnam sẽ hướng dẫn bạn cách làm bài thuốc trị ho cực kỳ hiệu quả từ sản phẩm của cây chanh đào và một số nguyên liệu khác.

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Chanh đào: 1kg, loại càng già càng tốt. Nên chọn những quả tươi, bóng, chín vàng, vỏ mỏng.

+ Mật ong rừng: 1 lít.

+ Đường phèn: 0,5 kg.

+ Bình ngâm: Nên chọn bình thủy tinh, có nút đậy, và vỉ để nén bằng nan tre.

Nếu các bạn thích thì chúng ta có thể cho ít gừng nguyên vỏ băm ra rồi ngâm chung.

Cách 1: Ngâm chanh trong 3 tháng.

+ Sơ chế : Trước tiên chúng ta rửa sạch chanh sau đó pha một ít muối với nước sôi để nguội rồi thả chanh vào ngâm, được 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô. Sau khi để trái chanh thật khô, chúng ta cắt ngang quả chanh (không nên cắt như cắt cam) thành những lát mỏng và để nguyên hạt.
+ Đường phèn đập nhỏ: nên cho đường vào túi đập đá hay túi vải để đập, tránh rơi vãi ra nhà.

Sau khi cắt chanh lát, đập nhỏ đường phèn chúng ta tiến hành ngâm chanh đào. Bạn cứ lần lượt cho một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh cứ như vậy cho đến khi hết chanh thì đổ một lớp đường dày lên trên cùng, cuối cùng đổ mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Để khoảng 3 tháng sẽ dùng được để càng lâu càng tốt, khi mới thì ăn sẽ có vị đắng của vỏ chanh sau lâu dần sẽ hểt.

Với cách ngâm này các bạn cũng có thể cho chanh đào, mật ong, đường phèn vào máy xay sinh tố, xay nhỏ làm siro chanh, mật ong, đường phèn. Khi cho trẻ uống nên lọc bỏ bã cặn. Đối với trẻ nhỏ thì chúng ta nên cẩn trọng bằng cách pha hơi loãng với nước ấm rồi cho trẻ dùng.

Cách 2: Ngâm chanh trong 6 tháng 

+ Sơ chế: cũng như ở cách thứ nhất, các bạn rửa sạch rồi ngâm muối sau đó để thật khô. Tiếp đến, chúng ta khía dọc quả chanh vài lát.

+ Chuẩn bị bình thủy tinh, các bạn rửa sạch bình rồi để ráo nước. Rồi đổ đường phèn vào bình tiếp đến một lớp chanh (làm như vậy đến hết), cuối cùng cho mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Để 6 tháng sau sẽ dùng được.

Cách 3: Ngâm chanh đào với muối, đường.

Cũng tương tự như các cách trên, Chúng ta sơ chế chanh và rửa sạch bình. Sau đó, ngâm chanh và muối theo tỷ lệ 1:1 trong khoảng khoảng 3 tuần cho chanh mềm và đem phơi nắng đến khi trên vỏ chanh có một lớp muối trắng bám vào là được.

Bổ quả chanh làm tư (nếu thích có thể bỏ hạt cho đỡ đắng), rồi xếp chanh vào lọ. Đun đường (tùy sở thích) với 2 bát nước, cho gừng, cam thảo băm nhỏ vào. Nấu đến khi đường sánh như mật ong, để nguội. Đổ đường vào lọ chanh, đậy kín, ngâm 3 tháng nữa là có thể dùng được.

Lưu ý: Nên sử dụng bình thủy tinh. Mua bình to hơn lượng chanh ngâm một chút vì sau một thời gian bình sẽ lên men, nước chanh tiết ra nhiều. Cũng không nên bịt miệng bình quá chặt. Để bình ngâm ở chỗ mát (không cho vào tủ lạnh).

Thời gian đầu mới ngâm nên kiểm tra bình thường xuyên, nếu sau vài ngày thấy sủi bọt thì hớt đi. Không để chanh nổi lên khỏi vỉ vì sẽ dễ bị mốc, nổi váng. Sau vài 3 tuần là có thể dùng chanh ngâm mật ong, đường phèn rồi. Nên ngâm chanh càng lâu càng tốt, mới đầu chanh còn tươi thì ăn hơi đắng, nhưng sau một thời gian dài chanh đào ăn như ô mai, vừa tốt cho họng, vừa tăng cường sức khỏe.

Bài thuốc này thích hợp với mọi gia đình, nhất là nhà có con nhỏ từ 1,5 tuổi trở lên. Vào ngày trời lạnh hay khi trẻ mới chớm ho thì buổi sáng ngủ dậy lấy một thìa cho trẻ uống. Với người lớn, hãy cắt lát quả chanh ngâm, trộn đều với nước trong hộp, nhai rồi ngậm khoảng 15-20 phút, sau đó nuốt, ngày vài lần.

Có thể chanh đào hợp với người này nhưng không hợp với người khác, hoặc khi bị ho nặng mới dùng thì cũng không có tác dụng. Với người bị nhiệt miệng thì không nên dùng chanh đào ngâm mật ong. Để việc điều trị bệnh ho được hiểu quả, chúng ta nên dùng ngay khi có dấu hiệu chớm ho.

Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay
Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay

5. Cây thanh long ruột đỏ: 35K/cây giống 

Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay

Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay

Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay

Cây giống Thanh Long

Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay


6. Cây mít Thái Lan mít Changai (mít lùn): 50k/cây giống không trồng chậu được

1/ Thiết kế vườn trồng

- Vườn trồng mít phải thoát nước tốt trong mùa mưa, chống xói mòn để đảm bảo độ phì cho đất, quanh vườn thông thoáng hạn chế sâu bệnh.

Mít nghệ được nhiều nông dân huyện Long Thành trồng, thu về hơn 500 ngàn đồng/cây/năm.

- Nếu đất trồng có độ dốc thấp nên đào hố trồng có kích thước 40x40x40cm, trường hợp đất có độ dốc hơi cao đào hố 40x40x60cm (sâu 60cm).

- Tùy theo địa hình của đất cao hay thấp để đào mương thoát nước cho phù hợp nên đào mương phụ rộng và sâu từ 0,3 - 0,4m, mương chính đào rộng và sâu khoảng 0,5 - 0,7m.

2/ Cách trồng mít

- Nên trồng mít vào đầu mùa mưa vì cây con cần nhiều nước trong giai đoạn đầu, nếu trồng cuối mùa mưa thì phải có nước tưới trong mùa khô.

- Đất xấu, cằn cỗi nên trồng mít dày, khoảng 300 cây/hécta, trong đó trồng cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Đất tốt nên trồng mít thưa chỉ khoảng 250 cây/hécta, cây cách cây 5m, hàng cách hàng 8m.

- Trước khi trồng bón lót mỗi gốc 10 - 20kg phân chuồng hoặc 5 - 6kg phân hữu cơ vi sinh với 0,5kg lân, 0,5kg vôi bột và 10 gram Furadan 3G. Đất có độ dốc thấp trồng mặt bầu ngang mặt đất, đất có độ dốc cao trồng mặt bầu thấp hơn mặt đất từ 20 - 30cm. Trước khi trồng cắt đáy bầu, cắt rễ đuôi chuột bị xoắn lại. Sau đó, cắm cọc để cố định cây con, nếu đất khô phải tưới và ủ ẩm cho cây.

- Trong 4 năm đầu cây còn nhỏ có thể trồng xen canh đậu, bắp, rau màu hoặc cỏ lá gừng vừa để chống xói mòn đất vừa tăng thêm thu nhập lấy ngắn nuôi dài.

3/ Chăm sóc
- Trong năm đầu tiên mỗi cây nên bón 1,5kg vôi bột; 10kg phân hữu cơ; 0,2kg ure; 0,4kg DAP và 0,3kg kali.
- Năm thứ 2 mỗi cây bón 1,5kg vôi bột; 10kg phân hữu cơ; 0,4kg ure; 0,7kg DAP và 0,6kg kali.
- Năm thứ 3 mỗi cây nên bón 1,5kg vôi bột; 10kg phân hữu cơ; 0,6kg ure; 0,9kg DAP và 0,9kg kali. Nếu lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống thì từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 lượng phân hóa học chia làm 10 lần bón/năm.
- Từ năm thứ 4 trở đi cây bắt đầu cho trái nhiều, sau khi thu hoạch bón mỗi gốc 20 - 30kg phân chuồng ủ hoai, 1kg vôi bột. Còn phân hóa học sau khi thu hoạch chia làm 3 lần để bón, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Số lượng phân bón cho mỗi gốc khoảng 0,3kg ure; 0,2kg DAP; 0,15kg kali/lần. Đến thời điểm cây ra hoa bón 3 lần phân hóa học, mỗi lần cách nhau 10 ngày số lượng 0,15kg DAP; 0,1kg kali/lần. Lúc cây đậu trái và nuôi trái bón 0,8kg ure và 0,35kg kali/cây.
- Khi làm cỏ cho cây mít chú ý, rễ mít thường mọc nổi không cuốc sâu quanh gốc làm sẽ đứt rễ. Đặc biệt, trong giai đoạn đang cho trái nếu làm cỏ để đứt rễ dinh dưỡng bị xáo trộn, trái sẽ nhỏ, chất lượng giảm và đôi khi múi còn bị sượng. Nếu có điều kiện nên lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống sẽ giảm được nhiều công tưới, bón phân hóa học, trong khi năng suất chất lượng trái tăng cao.

4/ Tỉa cành tạo tán
- Chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít đạt chiều cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong.
- Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 - 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3... cho cây thoáng nhằm chống sâu bệnh và tăng năng suất.
5/ Bảo quản và thu hoạch
- Cây mít cho trái rải vụ quanh năm, song vụ chính ở Đồng Nai vào tháng 6, 7. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc trái già khoảng 5 tháng, do đó có thể căn cứ vào màu sắc trái để thu hoạch. Trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp, để vận chuyển đi xa nên thu hoạch lúc trái già.

Hiện ở Đồng Nai có nhiều giống mít cho năng suất cao như: mít Viên Linh, mít Thái, mít nghệ, mít tố nữ... Song, nông dân nên trồng giống mít nghệ trong nước được tuyển chọn qua các cuộc thi trái ngon, giống tốt hoặc những giống mít trong nước có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng, đồng thời thích hợp để chế biến, sấy khô đóng gói xuất khẩu.
Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay

Mua cây giống chanh đào ổi lê Đài Loan chùm ngây đất sạch hạt giống rau ở đâu  gọi là có ngay
Cây Táo Đại: 40k/cây giống

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Táo Đại

1. Nguồn gốc:
Táo là cây ăn quả lâu đời, thích hợp với điều kiện nhiệt đới nước ta, dễ trồng, sinh trưởng phát triển nhanh, sau trồng 1 năm bắt đầu cho thu quả.Hiện nay trồng phổ biến các giống táo địa phương: táo Thiện Phiến, táo Gia Lộc (chua), Táo xử lý đột biến như: táo 12 (ngọt),táo 32,táo Đào Tiên và giống nhập nội như: táo Đào Vàng, Lê Lai, Đào muộn, X12
2. Những đặc tính chủ yếu của giống:
Là cây dễ trồng, thích hợp cho mọi loại đất. Năng suất cao và ổn định, không có sâu bệnh nguy hiểm. Nếu đốn sớm sang năm sẽ cho quả sớm.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
3.1. Thời vụ và khoảng cách trồng
Thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân tháng 2-4 , nếu cây giống ghép sớm có thể trồng từ tháng 11. Sang xuân gặp thời tiết thuận lợi cây sinh trưởng nhanh. Cuối năm cây sẽ cho nhiều quả. Khoảng cách trồng thông thường từ 3 – 4 m một cây.
3.2 Hố trồng, phân bón lót:
Kích thước hố trồng 40x40x40 cm . Bón lót mỗi hố 15-20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg super lân + 0,3kg kali + 0,2 kg vôi bột. Các loại phân được trộn đều với đất, cho xuống hố, vun ụ nồi so với mặt đất 20cm ( không trồng cây trực tiếp với phân )
Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân lân vi sinh với lượng 5 – 7kg/hố
3.3.Cách trồng:
Vét 1 hố nhỏ ở giữa ụ, đặt bầu cây ngang với mặt ụ, vun đất nén chặt xung quanh bầu.Phủ rơm rắc xung quanh gốc một lớp dày 2-3cm. Tưới ngay sau trồng mỗi cây 2-3 gáo nước, trời mưa không nên tưới.
3.4.Chăm sóc và bón phân
Trong tuần đầu tiên mỗi ngày tưới cho cây 1 lần vào snags hoặc chiều, mỗi lần một thùng nước.Sau đó cách 2,3 ngày tưới 1 lần cho tới hết tháng.Khi cây phát triển sẽ tưới thưa hơn, đảm bảo đất luôn ẩm.
Có thể nói táo rất cần nước ở cái giai đoạn sinh trưởng, nhất là lúc đang phát triển. Nếu gặp hạn, không đủ nước, quả sẽ nhỏ, vỏ dày , ăn chat, kém phẩm chất.
Hàng năm cần bón phân cho cây sau thu hoạch và đốn cây, nhằm hồi phục sức cho cây vụ xuân tới, với lượng phân bón 1 cây như sau: Phân chuồng từ 30-50kg, lân 5- 8 kg, kali 3-5kg, đạm ure 0,5-1kg.
3.5.Phòng trừ sâu bệnh
+ Nhóm sâu chính: Sâu cắm lá, sâu cuốn lá, nhện đỏ, sâu đục quả. Trong 6,7 tháng nén tóc đẻ trứng vào thân cây.Phòng trừ sau dùng thuốc:
- Nhóm sâu chích hút: dùng trong các thuốc: Sherpa (0,1%), Trebon (0,1-0,2%), Depterx(0,2%), Dantiol(0,1-0,2%), Monitor(0,1-0,2%), Bi 58, Basudin.
- Trừ nhóm sâu ăn lá: Dùng một trong các thuôc sau: Azodrin 50 DD (0,2%), Score(0,05%), Alieett(0,3%), Mancozeb(0,25%).
- Đối với kiến, mối, nọ cánh cứng hại rễ, gốc: sử dụng Basudin, Lidanfor, Sevidol để trị. Dùng một trong các loại thuốc trên, trộng 1 thuốc – 10 cát, rắc xung quanh gốc và hố.
3.6. Đốn Táo
Căn cứ đặc điểm của giống và mục đích sản xuất mà có các cách đốn táo khác nhau. Cành quả của táo mọc trên cành mẹ ra trong vụ xuân cùng năm, bởi vậy đốn cành sao cho nhiều cành ra trong vụ xuân, cành khỏe, có sản lượng cao.Có 2 cách đốn như sau:
- Đốn phớt: Làm thường xuyên hàng năm sau vụ hái quả nhằm cho sản lượng quả cao và ổn định.
- Đốn đau: nhằm tạo tán đối với cây còn nhỏ 1-3 năm tuổi và đối với những cây đã lớn, cắt hết các loại cành chỉ để lại một đoạn gốc của 3 cành lớn ra trong năm trước để tạo tán cho năng suất cao.

Cây cóc Thái
Đặc điểm:
- Cây ra trái sau thời gian 3-5 tháng trồng. Cây trưởng thành cao 1,5-5m, tàn 1-3m. Cây chịu được phèn, mặn. Giống cóc thái tỷ lệ ra bông đậu quả rất cao. Ra trái quanh năm liên tục. Cây hiếm sâu bệnh.
- Trái nhỏ so với cóc ta. Chua và giòn, giàu Vitamin.
- Cây cóc thái trồng chậu được, chậu tối thiểu để trồng cóc thái là 0,3m. Cây ưa nắng. Có thể cắt ngọn để hạn chế chiều cao cây và giúp cây chẻ tàn nhiều trái hơn.

Cách trồng, chăm sóc cây cóc Thái trong chậu
Cây Cóc Thái cho quả to hơn cóc ta, lại sai quả, cho quả liên tục quanh năm, lá có vị chua chua như rau sạch,quả có thể ăn sống hay làm nộm rất ngon, có thể trồng chậu trong nhà phố nên được nhiều người ưa chuộng.
Cây cóc Thái có thể trồng bằng hạt sau khi ăn quả chín nhưng cây sẽ lâu cho quả, người ta nhân giống bằng phương pháp chiết cành hay ghép cành sẽ cho cây giống ra hoa ra quả sau 6-8 tháng chăm sóc.

Cây cóc Thái thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, chủ yếu đất trồng cây đảm bảo thoát nước tốt và có bổ sung thêm ít phân hữu cơ hoai mục như phân bò hoai, phân trùn quế…thì cây phát triển nhanh hơn, Có thể mua đất sạch hay giá thể bán sẵn trên thị trường hoa cảnh để trồng cây.

Chọn chậu trồng cây cóc tại nhà nên chọn chậu có kích thước miệng chậu từ 35-40 cm, cao từ 30-50 cm để cây cóc Thái có thể sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh và cho nhiều quả.Nhớ dùng gạch hay gỗ kê đáy chậu trồng cây giúp thoát nước tốt.
Vì cây trồng trong chậu nên cần tưới nước chậm để nước vào chậu đủ ngấm xuống dưới bộ rễ cây, đất trồng cây có đủ dinh dưỡng thì cây cóc Thái lớn lên rất nhanh và lá cây xanh mơn mởn trông rất thích. Nên tưới nước vào buổi sáng, nếu trời nắng gắt

Lưu tin
Chia sẻ