Đang tải dữ liệu ...
Danh mục
TP HCM
Tất cả
Tìm kiếm
E-mail:
Mật khẩu:
   [Đóng]   [Quên mật khẩu?]
Đang tải dữ liệu...
Mua vị trí tin nổi bật tại đây

Xử lý nước thải mì ăn liền bằng công nghệ MBBR

Khách vãng lai
Lưu tin

Thời gian đăng

22:37 | 08/09/2011 | TP HCM

Lượt xem tin

74

Mã tin

15846719

Khách vãng lai
Mua quyền ưu tiên cho tin

XỬ LÝ NƯỚC THẢI MÌ ĂN LIỀN BẰNG CÔNG NGHỆ MBBR

1.      ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI MÌ ĂN LIỀN

Nước thải sản xuất mì ăn liền chứa hàm lượng các chất hữu cơ và dầu mỡ khá cao. Các chất hữu cơ này làm giảm, ức chế đến sự phát triển của các loài thuỷ sinh, sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Hiện diện trong các nguồn nước, chúng bị phân hủy vi sinh giải phóng ra các chất khí CO2, CH4, H2S gây mùi hôi thối trong môi trường.Chất rắn lơ lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thuỷ sinh, đồng thời gây tác hại vể mặt cảm quan (tăng độ đục của nguồn nước) và gây bồi lắng dòng chảy. Các chất dinh dưỡng (N,P) với nồng độ cao trong nước thải sản xuất mì ăn liền sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải mì ăn liền thể hiện cụ thể ở bảng sau.

Bảng chất lượng nước thải sản xuất mì ăn liền

Xử lý nước thải mì ăn liền bằng công nghệ MBBR

2.  THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Nước thải từ các khu vực sản xuất theo mạng lưới thoát nước riêng chảy vào hố thu của trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa. Trước bể điều hòa đặt lưới lọc rác tinh (kích thước lưới 1 mm) để loại bỏ rác có kích thước nhỏ hơn làm giảm SS 15%, sau đó nước thải tự chảy xuống bể điều hòa.

Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể tuyển nổi. Tại đây, pH được điều chỉnh thích hợp và sục khí với áp suất và lưu lượng thích hợp tạo điều kiện tối ưu tuyển nổi. Các chất lơ lững và dầu mỡ sẽ được nổi lên trên bề mặt nước thải dưới tác dụng nâng của bọt khí (thường là không khí) vào pha lỏng, các bọt khí đó đủ lớn sẽ kéo theo các hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp với nhau thành lớp bọt chứa hàm lượng cao hơn trong chất lỏng ban đầu.Chất nổi được vớt bằng hệ thống gạt bùn và đưa về bể gom bùn. Nước từ bể tuyển nổi chảy sang bể MBRR. Bể MBBR có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể MBBR diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí.

Kỹ thuật dạng màng vi sinh chuyển động dựa vào giá thể vi sinh lưu động (Moving Bed Biological Reactor) là bước tiến lớn của kỹ thuật xử lý nước thải. Giá thể này có dạng cầu với diện tích tiếp xúc đáng nể: 350 m2 - 400 m2/1 m3. Nhờ vậy sự trao đổi chất, nitrat hóa diễn ra nhanh nhờ vào mật độ vi sinh lớn tập trung trong giá thể lưu động. Vi sinh được di động khắp nơi trong bể, lúc xuống lúc lên xuống, lúc trái lúc phải trong “ngôi nhà” giá thể lưu động. Lượng khí cấp cho quá trình xử lý hiếu khí đủ để giá thể lưu động vì giá thể nhẹ, xấp xỉ khối lượng riêng của nước. Do tế bào vi sinh đã có “nhà” để ở (bám dính) nên không cần bể lắng sinh học chỉ cần lọc thô rồi khử trùng nước.

Nước từ bể MBBR được bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các chất lơ lửng, hấp phụ màu, chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt quy chuẩn xả thải theo quy định hiện hành của pháp luật.

Bùn từ bể tuyển nổi đưa tới bể chứa bùn để lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.  Sau đó bùn được bơm qua máy ép bùn khuôn bản để loại bỏ nước. Bùn khô được lưu trữ tại nhà chứa bùn trong thời gian nhất định. Sau đó, bùn được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý theo quy định.

3.      QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Xử lý nước thải mì ăn liền bằng công nghệ MBBR

4.      ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ

a.      Ưu điểm:

·        Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải;

·        Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện hành;

·        Diện tích đất sử dụng tối thiểu.

·        Công trình thiết kế dạng modul, dễ mở rộng, nâng công suất xử lý.

b.      Nhược điểm:

·        Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn;

·        Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các yêu cầu kỹ thuật;

·        Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.

             * Công ty môi trường Ngọc Lân đã có nhiều kinh nghiệm trong việc cải tiến các quy trình xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại. Nếu quý công ty có nhu cầu cải tạo hoặc dự định xây dựng một hệ thống xử lý mới, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, thiết kế miễn phí và giúp quý vị có mức đầu tư thấp nhất cho công trình.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Ms Nguyễn Thị Ngọc Dung – Phòng kỹ thuật

Công ty TNHH Môi trường Ngọc Lân

Địa chỉ              : 66/3D - Bình Đường 3 - An Bình - Dĩ An - Bình Dương

Điện thoại         : (08) 22.163.992             Fax: (08) 37.296.405

Email                : mtnngoclan2004@yahoo.com.vn

Website            : www.xulymoitruong.com
Lưu tin
Chia sẻ