Thủ tục ocop là gì?
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn thực hiện theo QĐ số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP). Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Bộ Tiêu chí của sản phẩm gồm ba (03) phần:
- Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm), gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng.
-Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm.
- Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (40 điểm), gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năngxuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.
Quy trình thực hiện
Bước 1: nộp hồ sơ (nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh và Ðà Nẵng hoặc nộp qua đường bưu điện);
Bước 2: thẩm định hình thức đơn;
Bước 3: ra thông báo tiếp nhận (đơn hợp lệ) hoặc thông báo từ chối tiếp nhận (đơn không hợp lệ);
Bước 4: công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp;
Bước 5: thẩm định nội dung đơn;
Bước 6: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Thành phần hồ sơ
Tài liệu chính
- Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm
- Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm
- Giới thiệu bộ máy tổ chức
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Sản phẩm mẫu
Tài liệu bộ sung
- Giấy đủ điều kiện sản xuất
- Công bố chất lượng sản phẩm
- Tiêu chuẩn sản phẩm
- Phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố
- Mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, chứng nhận sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm...
- Nguồn gốc nguyên liệu, liên kết chuỗi
- Giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, chứng minh cam kết, đánh giá tác động môi trường
- Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, chứng minh hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn
- Hợp đồng, cam kết, xác nhận về phân phối sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại...
- Tờ rơi, hình ảnh, phim, ghi âm... minh chứng về câu chuyện của sản phẩm
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng, ghi hồ sơ lô sản xuất...
- Giải thưởng của sản phẩm, bình chọn của các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế...
Ngoài các tài liệu trên, trong một vài trường hợp, tổ chức, cá nhân cần bổ sung các tài liệu khác, như tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở nước xuất xứ và bản dịch tiếng Việt (đối với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài); giấy ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu nộp đơn thông qua đại diện).
Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm
Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp tỉnh:Do Ủy ban nhân dân cấp huyện chuẩn bị. Bao gồm:
- Công văn gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP;
- Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp huyện;
- Hồ sơ sản phẩm.
Lợi ích khi tham gia OCOP
Khi sản phẩm đạt Chứng nhận các sao OCOP sẽ được nhiều khách hàng biết đến nên việc kinh doanh của chủ thể OCOP thuận lợi hơn, góp phần tăng thu nhập cho các chủ thể và người tiêu dùng cũng yên tâm khi chọn mua các sản phẩm đạt các sao OCOP.
Chị Trần Thị Hải Liên (Sóc Trăng) - chủ cơ sở sản phẩm nước mắm Thiên Thanh đạt chứng nhận 3 sao OCOP cho biết tham gia vào Chương trình OCOP là cơ hội tốt để đưa sản phẩm nước mắm ra thị trường trong và ngoài tỉnh, tăng mạnh doanh số bán ra. Sau khi đạt tiêu chuẩn OCOP, sản phẩm nước mắm càng được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Hiện sản phẩm không chỉ được bày bán ở chợ hoặc được người dân đến mua tại nơi sản xuất mà đã xuất hiện trên kệ hàng của các siêu thị, điểm du lịch và trên các sàn thương mại điện tử.
Đầu tư hệ thống sản xuất, cải thiện năng suất, nâng cao chất lượng
Các chủ thể sản xuất cũng cần chủ động, mạnh dạn huy động nguồn lực để đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, mẫu mã… Sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 5 sao góp phần khẳng định thương hiệu, đưa sản phẩm tới những thị trường lớn, tạo niềm tin với người tiêu dùng.
Hiện nay các thiết bị sản xuất ngành nước mắm thủ công, nước chấm truyền thống đã và đang phát triển mạnh như thương hiệu KAG, Xuyên Á… Thiết bị lọc nước mắm, dây chuyền chiết rót – đóng chai nước mắm đa dạng mẫu mã, hình thức và công suất, phù hợp với các cơ sở nhỏ lẻ cho đến hộ gia đình, hợp tác xã.
Nâng cao chất lượng là yêu cầu quyết định nhằm giữ uy tín thương hiệu nước mắm của nước ta trên thị trường. Muốn vậy, các cơ sở kinh doanh nước mắm cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật chế biến, đóng chai và bảo quản đã được hội đồng thông qua.
Như ở Phú Quốc nước mắm có quy trình sản xuất nước mắm hoàn toàn tự nhiên, không dùng phẩm màu để tạo màu nước mắm như nhiều loại nước mắm kém chất lượng khác trên thị trường hiện nay. Vậy nên những giọt nước mắm được sản xuất ra đều đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người tiêu dùng.
Như vậy đối với người dân Phú Quốc, Nước mắm Phú Quốc không chỉ là món ăn, là gia vị mà được xem là linh hồn là sản phẩm chính tạo nên sự nổi tiếng của Phú Quốc. Ngoài ra, đó còn là một phần của lịch sử, của văn hóa hàm chứa những tri thức dân gian. Thể hiện đậm nét cốt cách đặc trưng văn hóa của cư dân xứ đảo.
Đây là những chia sẻ của chúng tôi về nước mắm truyền thống cũng như những hạn chế mà nước mắm truyền thống đang gặp phải trong "trận chiến" cạnh tranh với nước mắm công nghiệp. Để đạt được hiệu quả hơn cho rượu năng suất cao hơn từ hương vị cho đến màu sắc sản phẩm.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website:www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagvietnam@gmail.com
Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Bài viết liên quan
Tìm hiểu về máy lọc nước mắm
Máy lọc nước mắm, máy chiết rót nước mắm dành cho cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống
Sản xuất nước mắm truyền thống theo TCVN 5107:2018