Đang tải dữ liệu ...
Mua sắm
Hà Nội
Cơ hội giao thương
Tìm kiếm
E-mail:
Mật khẩu:
   [Đóng]   [Quên mật khẩu?]
Đang tải dữ liệu...
Mua vị trí tin nổi bật tại đây

Bu lông neo bu lông móng

0977321595
Khách vãng lai
Lưu tin

Thời gian đăng

09:55 | 24/12/2021 | Hà Nội

Lượt xem tin

5

Mã tin

32397922

Khách vãng lai

0977321595

Mua quyền ưu tiên cho tin

Hình dạng Bu lông móng (Bu lông neo) chữ L:

Bu lông neo bẻ L hay còn gọi là bu lông móng kiểu chữ L, có hình dạng giống chữ L, một đầu bẻ móc, đầu còn lại được cán ren. Với các cấp bền phổ biến là 5.6. 8.8, xi kẽm hoặc màu thép tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng. Được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xây dựng, lắp đặt nhà kèo…

 

Thông số kỹ thuật Bu lông móng (Bu lông neo) chữ L:

– Kích thước:

+ Có đường kính thông thường từ M12 – M36 hoặc có thể lên đến M42, M56, M64,…

+ Chiều dài: Từ 200 – 3000 mm

+ Chiều dài ren: theo yêu cầu

– Vật liệu chế tạo: Thép Cacbon, thép hợp kim, thép không gỉ

– Bề mặt: Mộc, mạ điện phân, mạ kẽm nhúng nóng

– Cấp bền: 5.6, 6.6, 6.8, 8.8, 10.9

– Tiêu chuẩn: JIS, GB, DIN, TCVN,…

– Xuất xứ: Công ty TNHH Cơ khí và DV thương mại Tuấn Anh

Cơ tính Bu lông neo (Bu lông móng) chữ L:

Với các công trình điện trung, hạ thế thông thường sử dụng Bu lông móng (Bu lông neo) chữ L có cấp bền 5.6; 6.8 hoặc 8.8; Một số khác đối với công trình xây dựng như: Dùng cho cẩu tháp, liên kết bệ móng nhà xưởng, kết cấu thép yêu cầu cấp bền cao hơn như: 6.8; 8.8 hoặc thậm trí lên tới 10.9 hay 12.9.

Cơ tính của Bu lông neo móng chữ L cấp bền 8.8: Trị số 8.8 là trị số thể hiện cấp bền của Bu lông neo móng. Bu lông neo móng cấp bền 8.8 nghĩa là số đầu nhân với 100 cho ta trị số giới hạn bền nhỏ nhất (MPa), số thứ hai chia cho 10 cho ta tỷ số giữa giới hạn chảy và giới hạn bền (Mpa).

Như vậy:

Bu lông neo móng cấp bền 8.8 có giới hạn bền nhỏ nhất là 8×100 = 800Mpa, giới hạn chảy là 800 x (8 / 10) = 640 Mpa.

Bu lông neo móng cấp bền 5.6 có giới hạn bền nhỏ nhất là 5×100 = 500Mpa, giới hạn chảy là 500 x (6 / 10) = 300 Mpa.

 

Bề mặt Bu lông móng (Bu lông neo) chữ L:

Bu lông móng (Bu lông neo) chữ L thường được sử dụng ở dạng mộc, mạ điện phân, kẽm nhúng nóng toàn bộ hoặc cũng có khi chỉ được mạ điện phân (kẽm nhúng nóng) phần đầu có ren còn phần còn lại để ở dạng mộc.

 

Vật liệu chế tạo Bu lông móng (Bu lông neo):

Vật liệu sản xuất Bu lông móng (Bu lông neo) chữ L cũng khá đa dạng từ thép hợp kim với các cấp bền khác nhau, đến vật liệu bằng thép không gỉ Inox 201, 304 hay 316. Tùy vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của công việc mà nhà thầu có thể lựa chọn vật liệu sản xuất Bu lông móng sao cho phù hợp nhất với công trình thi công.

Một số loại vật liệu tham khảo để sản xuất Bu lông móng (Bu lông neo) chữ L: Thép CT3 (tiêu chẩn GOST 380-88), Q235A,B,C,D (tiêu chuẩn GB 700-88), SS330, SS400 (tiêu chuẩn JIS G3101-1987), SUS301,304, 316 (JIS 4303-1991), C35 (TCVN 1766-75)….

Tại thị trường Việt Nam hiện nay các mác thép thường sử dụng để chế tạo Bu lông móng (Bu lông neo) chữ L như: thép CT3 (đạt cấp bền 3.6, 4.6), thép C45 (đạt cấp bền 5.6, 6.6 hoặc lên đến 6.8), thép 40X để chế tạo cấp bền cao hơn.

Tiêu chuẩn Bu lông móng (Bu lông neo) chữ L:

Bu lông móng (Bu lông neo) chữ L thông thường được thiết kế dựa trên tham khảo từ các tiêu chuẩn sản xuất bu lông hàng đầu thế giới như JIS, GB, DIN, TCVN,…

Để xây dựng kết cấu móng công trình cần có vật liệu Bu lông móng (Bu lông neo) chữ L, thế nhưng để tính chiều dài Bu lông móng (Bu lông neo) chữ L cần phải tính toán lực kéo và đường kính Bu lông móng (Bu lông neo). Ngoài ra còn tính độ sâu chôn và độ nổi của phần ren bu lông. Như vậy cần phải có nhiều cách tính khác nhau nên chúng ta cần đi sâu tìm hiểu chi tiết về cách tính toán chiều dài.

Lưu tin
Chia sẻ
Các tin cùng chuyên mục rao vặt