Đang tải dữ liệu ...
Mua sắm
Hà Nội
Mua sắm, Tổng Hợp
Tìm kiếm
E-mail:
Mật khẩu:
   [Đóng]   [Quên mật khẩu?]
Đang tải dữ liệu...
Mua vị trí tin nổi bật tại đây
  • MUA HÀNG AN TOÀN
  • Các mặt hàng hay bị lừa đảo: xích đu, ghế rung, xe tập đi, ghế ăn dặm, máy hút sữa, máy khâu, máy xay bột, bình sữa, các đồ chơi trẻ em....
  • Cần xem kỹ mặt hàng mình cần mua, yêu cầu ảnh chụp thực tế sản phẩm.
  • Không mua những sản phẩm giá quá rẻ so với thị trường.
  • Sử dụng hình thức thanh toán COD( thanh toán khi nhận hàng) để đảm bảo hàng nhận đúng chất lượng.
  • Rất nhiều thành viên đã chuyển tiền nhưng đã không nhận được hàng, hoặc là hàng tầu, hàng kém chất lượng.

Tụt Lợi Khi Niềng Răng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

0522419266
Gửi tin nhắn
Lưu tin

Thời gian đăng

15:53 | 21/12/2023 | Hà Nội

Lượt xem tin

2

Mã tin

33567649

0522419266

Chat với chủ tin

Mua quyền ưu tiên cho tin

Tụt lợi khi niềng răng là một trong những vấn đề nhiều người mắc phải trong thời gian áp dụng phương pháp thẩm mỹ nha khoa này. Tình trạng này có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tụt lợi khi niềng răng nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi
Niềng răng – chỉnh nha là phương pháp thẩm mỹ nha khoa có độ an toàn cao, hiệu quả và được nhiều người thực hiện. Phương pháp này sẽ giúp giải quyết tình trạng răng khấp khểnh, răng hô, móm, răng thưa,… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện niềng răng – chỉnh nha nhiều trường hợp gặp phải tình trạng niềng răng bị tụt lợi.

Bị tụt lợi khi niềng răng là tình trạng khá nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng cũng như chức năng thẩm mỹ. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn cần xác định nguyên nhân cụ thể. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình khắc phục đạt được kết quả tốt nhất.

Những trường hợp niềng răng bị tụt lợi nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến răng bị ê buốt, lung lay răng hoặc thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi khi niềng răng:

Tụt lợi khi niềng răng do mảng bám
Những trường hợp niềng răng thường gặp khó khăn trong vệ sinh răng miệng do gắn mắc cài. Tình trạng vệ sinh răng không sạch trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ hình thành những mảng bám trên răng, tạo thành cao răng.

Các mảng bám vôi răng được xem là môi trường lý tưởng để vi khuẩn khoang miệng phát triển mạnh mẽ. Từ đó gây sưng viêm, đau nhức ở nướu răng gây viêm lợi và làm tăng khả năng tụt lợi hở chân răng.

Do chải răng không đúng cách
Nhiều người có thói quen sử dụng các loại bàn chải lông cứng và thao tác mạnh để giúp răng được sạch hơn. Tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương các mô nướu và tổ chức quanh răng. Bên cạnh đó, chải răng theo chiều từ trên xuống dưới quá mạnh hoặc chải theo chiều ngang cũng có thể khiến vùng lợi bị tổn thương.

Khi xuất hiện tình trạng chảy máu, đau nhức, sưng viêm ở mô nướu không được chăm sóc đúng cách. Lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng tụt lợi khi niềng răng.
Xem thêm: nha khoa thúy đức có tốt không

Mắc những bệnh lý nha khoa
Tình trạng tụt nướu khi niềng răng cũng có thể xảy ra với những trường hợp mắc những bệnh lý nha khoa trước đó nhưng không được thăm khám và điều trị dứt điểm. Khi bác sĩ nha khoa tiến hành gắn mắc cài sẽ khiến tổn thương, các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn và gây ra tụt nướu răng. Một số bệnh lý thường gặp gây tụt lợi khi niềng răng như sâu răng viêm tủy, viêm nướu răng, viêm nha chu,…
Chế độ ăn uống không khoa học
Những trường hợp niềng răng – chỉnh nha luôn được bác sĩ nha khoa khuyên dùng những thực phẩm, món ăn có kết cấu mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Tuy nhiên, một số người có thói quen dùng những thức ăn cứng, cay nóng, chứa nhiều axit không chỉ gây ra những sự cố bung mắc cài, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm tăng nguy cơ tụt lợi.

Niềng răng sai kỹ thuật
Thông thường, những đối tượng có răng yếu, dễ bị lung lay, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành siết dây cung từ từ để tránh gây tổn thương tổ chức quanh răng. Trong trường hợp bác sĩ không phát hiện và dùng lực mạnh có thể tăng áp lực lên răng và mô nướu, khiến răng lung lay ở mức độ nặng và tụt nướu.

Do đó, trước khi tiến hành niềng răng – chỉnh nha bạn cần thông báo với bác sĩ nha khoa về tình trạng răng miệng. Đồng thời thông báo với bác sĩ nếu cảm thấy đau nhức kéo dài sau mỗi lần siết dây cưng. Lúc này bác sĩ sẽ điều chỉnh lại lực kéo phù hợp.

Dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng
Thông thường, dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng rất dễ nhận biết. Theo đó, bạn có thể quan sát những biểu hiện lâm sàng sau:

Phần mô nướu bị tụt về phía chân răng. Bạn có thể quan sát mỗi khi vệ sinh răng miệng
Những tăng bị tụt lợi thường lộ phần chân răng dài hơn so với những răng khác. Đồng thời mô nướu sẽ ngăn hơn bình thường.
Đôi khi xuất hiện tình trạng ê buốt răng, đau nhức khi ăn uống, nhất là dung nạp đồ ăn có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Trong quá trình chải răng hay dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng có thể gây chảy máu chân răng
Khi quan sát sẽ thấy vùng mô nướu chuyển sang màu đỏ, sưng nề, đau nhức trước khi bị tụt nướu. Tuy nhiên, biểu hiện này thường rất ít xảy ra.
Ngay khi nhận thấy các biểu hiện trên, bạn hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ nha khoa để được thăm khám và áp dụng biện pháp khắc phục hiệu quả, tránh tình trạng tiến triển nặng nề và gây mất răng.

Các biện pháp khắc phục niềng răng bị tụt lợi
Việc khắc phục tình trạng niềng răng bị tụt lợi còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương và nguyên nhân khởi phát. Ở những trường hợp cụ thể, bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng những biện pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp bị tụt lợi ở mức độ nhẹ
Với những trường hợp chỉ tụt nướu khi niềng răng ở mức độ nhẹ, bị lộ phần chân răng nhỏ và chưa có dấu hiệu ê buốt răng thì có thể cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách, khoa học. Cụ thể:
Dùng bàn chải có lông mềm, kích thước phù hợp nhằm làm giảm tác động lên men răng và nướu răng. Khi chải răng, bạn nên thao tác nhẹ nhàng để làm sạch các mảng bám, thức ăn thừa trên răng, làm sạch khoang miệng.
Những trường hợp niềng răng – chỉnh nha nên sử dụng máy tăm nước và bàn chải điện giúp tăng hiệu quả làm sạch. Ngăn ngừa tình trạng tụt lợi và những vấn đề nha khoa khác
Tránh dùng tăm làm sạch kẽ răng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa giúp làm sạch hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa tổn thương mô nướu, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Sử dụng dung dịch súc miệng sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng. Điều này sẽ giúp hạn chế hình thành các mảng bám, phòng ngừa sâu răng, viêm nướu răng và những vấn đề nha khoa khác.
Lấy cao răng đều đặn 6 tháng/ lần. Không giống với những mảng bám thông thường, vôi răng có kết cấu cứng, bám chặt vào chân răng nên không thể làm sạch hoàn toàn thông qua chải răng. Do đó, việc cạo vôi răng đều đặn sẽ hạn chế tổn thương men răng và mô lợi.
Với những tình trạng bị tụt lợi khi niềng răng kèm theo biểu hiện đau nhức, ê buốt khi ăn uống ở mức độ nhẹ. Lúc này bạn có thể sử dụng những sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng chứa hoạt chất chống ê buốt hoặc gel Flour. Tuy nhiên chỉ nên dùng khi có hướng dẫn từ bác sĩ nha khoa.
Xem thêm: nha khoa ava dental có tốt không

Trường hợp tụt lợi khi niềng răng ở mức độ nặng
Nếu tình trạng niềng răng bị tụt lợi tiến triển ở mức độ nặng, phần chân răng lộ ra nhiều kèm theo tình trạng ê buốt, đau nhức khó chịu. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật cắt ghép mô nướu và ghép vạt lợi.

Bác sĩ nha khoa sẽ dùng một phần mô nướu răng khỏe mạnh ở khu vực khác trong khoang miệng. Sau đó che phủ lên chân răng, cuối cùng đóng vạt và hoàn tất.

Ngoài ra, những trường hợp bị mô lợi các mô lợi khác, bác sĩ có có thể sử dụng từ động vật hoặc người hiến tặng phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này thường rất hiếm và chỉ được áp dụng khi thiếu nguồn cung cấp.

Phòng ngừa tụt lợi khi niềng răng hiệu quả
Tụt lợi khi niềng răng là dấu hiệu nhận thất các tổ chức nha chu đang bị tổn thương. Tình trạng này có thể tái phát trong thời gian niềng răng nếu không được chăm sóc đúng cách. Tổn thương kéo dài có thể ảnh hưởng, hư hại đến chân răng, răng có thể bị lỏng lẻo và mất răng vĩnh viễn.

Những biện pháp phòng ngừa tụt lợi do niềng răng hiệu quả:
Áp dụng tốt những biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách là cách giúp phòng ngừa tụt lợi khi niềng răng hiệu quả nhất. Bên cạnh thực hiện vệ sinh răng miệng tại nhà, bạn nên đến nha khoa để tiến hành lấy vôi răng định kỳ mỗi năm 2 lần.
Chủ động điều trị triệt để những bệnh lý nha khoa trước khi niềng răng như viêm nha chu, viêm nướu răng (viêm lợi), viêm tủy răng, sâu răng, áp xe răng,…
Thông báo với bác sĩ nha khoa khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như mô nướu bị đau nhức, sưng đỏ, chảy máu, tụt nướu, răng bị lung lay,…
Thay đổi những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như chải răng quá mạnh, đánh răng hơn 3 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên dùng những sản phẩm nước súc miệng, kem đánh răng chứa những thành phần dịu nhẹ, an toàn và không gây kích ứng.
Tăng cường bổ sung những nhóm thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin vào chế độ ăn uống hàng ngày như rau xanh, trái cây, thịt, các loại đậu, hải sản,… Ưu tiên dùng những món ăn có kết cấu mềm, dễ nhai, dễ nuốt.
Tụt lợi khi niềng răng là dấu hiệu cho thấy các cơ quan nâng đỡ răng và lợi bị tổn thương. Tình trạng này nếu không được tiến hành thăm khám và khắc phục kịp thời có thể tác động nghiêm trọng đến răng, khiến răng bị hư hại, gãy rụng. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu biết thường ở mô nướu, bạn cần đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.
https://www.youtube.com/@nhakhoathammysunshine

Lưu tin
Chia sẻ
Các tin cùng chuyên mục rao vặt