Đang tải dữ liệu ...
Danh mục
TP HCM
Tất cả
Tìm kiếm
E-mail:
Mật khẩu:
   [Đóng]   [Quên mật khẩu?]
Đang tải dữ liệu...
Mua vị trí tin nổi bật tại đây

Công nghệ xử lý nước thải chế biến Thủy Sản

Gửi tin nhắn
Lưu tin

Thời gian đăng

09:02 | 15/10/2010 | TP HCM

Lượt xem tin

96

Mã tin

12421839

Chat với chủ tin

Mua quyền ưu tiên cho tin

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

1, Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý:

Thành phần nước thải sản xuất thủy sản: hàm lượng ô nhiễm hữu cơ (BOD) cao gấp 20 - 40 lần; hàm lượng vi sinh (coliform) vượt gấp 1000 lần và hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước (SS) vượt hơn 100 lần tiêu chuẩn nước thải công nghiệp cho phép thải vào vực nước dùng làm mục đích sinh hoạt (QCVN 23: 2008/BTNMT cột A)

Nước thải Thủy Sản -> SCR -> Hồ Thu -> Rác (xử lý định kỳ) -> Bể tách dầu Kết hợp lắng cát (cát) -> Bể điều hòa -> Bể UASB (hóa chất) -> Bể Anoxic -> Bể Aerotank ( Khí, nước tuần hoàn) -> Bể lắng (Bùn tuần hoàn, bùn dư) -> Bể chứa bùn (xử lý định kỳ) -> Bể trung gian -> Bể lọc áp lực -> Bể khử trùng -> Nguồn tiếp nhận (QCVN 24:2009/BTNMT, cột A)

2, Thuyết minh công nghệ

Nước thải từ các nguồn phát sinh theo mạng lưới thu gom nước thải chảy vào hố thu của trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị, hệ thống đường ống công nghệ, … , song chắn rác thô được lắp đặt để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải.

Nước thải sau khi qua SCR sẽ tự chảy qua bể tách dầu kết hợp bể lắng cát. Cát, đất, dầu mỡ được xem là các tác nhân gây ảnh hưởng cho hệ thống xử lý sinh học, vì các chất này hạn chế khả năng sử dụng chất hữu cơ của vi sinh vật.

Nước sau khi qua bể tách dầu kết hợp bể lắng cát sẽ tự chảy vào bể điều hòa. Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trạm xử lý. Điều hòa lưu lượng là phương pháp đước áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao động của lưu lượng, cải thiện quá trình hoạt động của các quá trình hoạt động, giảm kích thước và vốn đầu tư các công trình tiếp theo.

Nước sau bể điều hòa được bơm lên bể UASB. Đây là công trình sinh học hoạt động trong điều kiện kỵ khí, xử lý các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm cao. Ưu điểm nổi bật của bể UASB sau:

  • Ba quá trình: phân hủy - lắng bùn - tách khí diễn ra trong cùng một công trình;
  • Tiết kiệm diện tích sử dụng;
  • Hiệu suất lắng cao do các loại bùn hạt có mật độ vi sinh vật rất cao;
  • Thiết bị sử dụng ít, năng lượng vận hành hệ thống thấp;
  • Lượng bùn sau quá trình xử lý thấp, nên chi phí xử lý bùn giảm;
  • Bùn sinh ra dễ tách nước;
  • Nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật thấp nên chi phí bổ sung chất dinh dưỡng cho hệ thống giảm;
  • Khí CH4 có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng xanh;
  • Vì bùn kỵ khí có thể hồi phục và hoạt động được sau một thời gian ngưng không hoạt động nên bể có khả năng hoạt động theo mùa.

Nước thải sau khi qua bể UASB sẽ tự chảy vào cụm bể anoxic và bể aerotank. Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3-  thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.

Nước sau cụm bể anoxic - aerotank tự chảy vào bể lắng. Nước được phân phối vào ống trung tâm của bể lắng và được hướng dòng từ trên xuống. Các bông cặn vi sinh sẽ va chạm, tăng kích thước và khối lượng trong quá trình chuyển động trong ống tung tâm. Bùn lắng xuống đáy bể. Một phần được tuần hoàn lại bể anoxic, một phần được đưa đến bể chứa bùn. Nước trong chảy tràn qua máng răng cưa của bể lắng và tự chảy vào bể trung gian.

Bể trung gian lưu giữ nước trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó, nước được bơm vào bể lọc áp lực để loại bỏ triệt để các cặn còn sót lại trong nước trước khi đi vào bể khử trùng. Nước từ bể lọc áp lực tự chảy vào bể khử trùng.

Tại bể khử trùng, nước thải được được khử trùng trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận, để xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh trong nước như E.Coli, Coliform ….Quá trình khử trùng nước xảy ra qua hai giai đoạn. Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt. Nước sau bể khử trùng đạt tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật

Phần bùn dư trong bể lắng được đưa tới bể chứa bùn để lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định, sau đó được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý theo quy định. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.

-> Tuy nhiên với tính chất của nguồn nước thải thủy sản, công ty Môi Trường Ngọc Lân có những phương pháp xử lý hiệu quả hơn, tiết kiệm diện tích xây dựng, chi phí xây dựng và vận hành so với các công nghệ truyền thống... Hiệu quả xử lý BOD, COD, SS,... rất cao.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trịnh Hồng Thắm - Kỹ sư môi trường

Công Ty Môi Trường Ngọc Lân

ĐT: 08 2216 3992 - 08 3729 6405          fax: 08 3729 6405

66/3D - Bình Đường 3 - An Bình - Dĩ An - Bình Dương

121/8/5 - Lý Tế Xuyên - Linh Đông - Thủ Đức - HCM

Website: xulymoitruong.com

Email: mtngoclan2004@yahoo.com.vn

Lưu tin
Chia sẻ