Đang tải dữ liệu ...
Mua sắm
TP HCM
Mua sắm, Tổng Hợp
Tìm kiếm
E-mail:
Mật khẩu:
   [Đóng]   [Quên mật khẩu?]
Đang tải dữ liệu...
Mua vị trí tin nổi bật tại đây
  • MUA HÀNG AN TOÀN
  • Các mặt hàng hay bị lừa đảo: xích đu, ghế rung, xe tập đi, ghế ăn dặm, máy hút sữa, máy khâu, máy xay bột, bình sữa, các đồ chơi trẻ em....
  • Cần xem kỹ mặt hàng mình cần mua, yêu cầu ảnh chụp thực tế sản phẩm.
  • Không mua những sản phẩm giá quá rẻ so với thị trường.
  • Sử dụng hình thức thanh toán COD( thanh toán khi nhận hàng) để đảm bảo hàng nhận đúng chất lượng.
  • Rất nhiều thành viên đã chuyển tiền nhưng đã không nhận được hàng, hoặc là hàng tầu, hàng kém chất lượng.

Du học Anh – Trường ĐH nào ở Anh có chất lượng giảng dạy tốt nhất?

Gửi tin nhắn
Lưu tin

Thời gian đăng

16:59 | 23/09/2010 | TP HCM

Lượt xem tin

1.479

Mã tin

12158770

Chat với chủ tin

Mua quyền ưu tiên cho tin

 

CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC TÂN ĐẠI DƯƠNG
ĐC:  Mặt Tiền 148/1 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1,  HCM

ĐT: (84.8) 3848 48 79 – Hotline: 0989 006 890 .Website: www.tandaiduong.edu.vn

 

Lưu ý: Cty Tân Đại Dương chỉ có một địa chỉ duy nhất tại TP.HCM


Đặc biệt:

  • Nhận điền form phỏng vấn du học, du lịch, thăm thân Mỹ DS 160 : chỉ 200.000 VNĐ, Sắp xếp hồ sơ 300.000 VNĐ
  • Chuyên làm hồ sơ du học, du lịch các nước: Mỹ, Úc, Singapore, Thụy Sỹ, Hà Lan, Canada…
  • Tặng vé máy bay và miễn phí dịch vụ du học Singapore khi đăng ký làm hồ sơ tại TDD

 

1.Du học Anh – Trường ĐH nào ở Anh có chất lượng giảng dạy tốt nhất?

TDD - Để biết được chất lượng giảng dạy của một trường ĐH nào đó ở Anh, tôi phải tìm thông tin ở đâu? (Hoàng Trọng Hoàng, tronghoang_hoang@...)

 

-Trả lời của công ty TÂN ĐẠI DƯƠNG

ĐC:  Mặt Tiền 148/1 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1,  HCM

ĐT: (84.8) 3848 48 79 – Hotline: 0989 006 890 .Website: www.tandaiduong.edu.vn

Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Vương quốc Anh luôn đứng ở vị trí hàng đầu thế giới. Các trường ĐH, CĐ và THPT ở Anh luôn phải chứng minh những khóa học mà họ cung cấp đáp ứng mọi tiêu chuẩn giáo dục khắt khe của Bộ Giáo dục và Kỹ năng (DFES).

Dưới đây là một số trang web cụ thể giúp các bạn tra cứu thông tin về Đánh giá chất lượng giảng dạy của các trường ở Anh:

+ Trang web cung cấp tài liệu du học của Hội đồng Anh về chất lượng giáo dục: www.britishcouncil.org/education/resource/infosheets/Quality%20Issues.pdf

+ Trang web cập nhật  thông tin về thành tích giảng dạy, đánh giá chất lượng của các trường (bao gồm cả bậc Dự bị ĐH): BBC News - http://news.bbc.co.uk/hi/english/education/league_tables/default.stm

+ Xem chất lượng giảng dạy của các trường (bậc ĐH và sau ĐH) theo ngành học: www.qaa.ac.uk/revreps/reviewreports.htm

+ Xem Kết quả đánh giá trường dựa theo các công trình nghiên cứu (RAE) tại www.hero.ac.uk/rae/index.htm

Ngoài ra, đối với các trường từ bậc phổ thông đến dự bị ĐH, có thể xem danh sách các trường được kiểm định về mặt chất lượng tại:

Hệ thống công lập:

- Ở Anh : http://www.ofsted.gov.uk/; http://www.lsc.gov.uk/

- Ở xứ Uên: www.wfc.ac.uk/fefcw

- Ở Bắc Ailen: http://www.deni.gov.uk/

- Ở Xcốtlen: http://www.hmie.gov.uk/; http://www.sfefc.ac.uk/

Hệ thống tư thục:

- http://www.the-bac.org/

- http://www.getthegrade.co.uk/

- http://www.isis.org.uk/

Trong những năm gần đây, có xuất hiện một số bảng xếp hạng của một số tờ báo lớn ở Anh, như The Times Good University Guide.

Tuy nhiên, những bảng xếp hạng này đều mang tính tham khảo, thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Mà những nguồn thông tin này không được xây dựng để lắp ghép với nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ tiêu chí đánh giá của những bảng xếp hạng này là gì, nguồn thông tin được tổng hợp như thế nào để có được nhận định đúng đắn cho riêng mình.

 

2.Du học Anh – học ngành nào hot nhất ở Anh?

TDD - Các trường ĐH ở Anh mạnh về ngành nào và sinh viên Việt Nam thường đi du học ngành nào ở Anh? Các ngành học này có phù hợp với thị trường lao động tại Việt Nam không? (Lưu Minh Toản, toan_luuminh@...)

 

-Trả lời của công ty TÂN ĐẠI DƯƠNG

ĐC:  Mặt Tiền 148/1 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1,  HCM

ĐT: (84.8) 3848 48 79 – Hotline: 0989 006 890 .Website: www.tandaiduong.edu.vn

Nền giáo dục ở Anh có thế mạnh ở nhiều ngành khác nhau đặc biệt là các ngành thuộc nhóm: Khoa học kỹ thuật, Kinh tế, Khoa học xã hội, Nghệ thuật và sáng tạo...

Các ngành phổ biến mà du học sinh Việt Nam chọn học là các ngành liên quan đến kinh tế tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, thiết kế, công nghệ thông tin... Có lẽ đây cũng là những ngành mà thị trường lao động Việt Nam có nhu cầu cao.

Bạn có thể trao đổi kinh nghiệm với những học sinh đã từng học các ngành này tại Anh thông qua website sau http://www.svuk.org.uk/.

 

Mọi chi tiết về chương trình xin gọi về số đt :( 84.8) 3848 48 79 - 3848 10 40 – 3848 10 50 – 3848 10 52 – 3848 10 53 –3848 10 62  hoặc truy cập website: http://www.hosoduhoc.com.vn/.Hotline: Mr. Bảo Anh 0989 006 890

 

Lưu ý: Cty Tân Đại Dương chỉ có một địa chỉ duy nhất tại TP.HCM

 

3.Du học Anh – Tôi muốn học thạc sỹ QTKD,vậy cần những điều kiện gì?

TDD - Tôi đang học thạc sĩ tại Việt Nam, tôi muốn tìm kiếm một khóa học để học tiến sĩ về Quản trị kinh doanh, vậy tôi phải thỏa những điều kiện gì? Ngoài ra, tôi đang tìm một suất học bổng để trang trải việc học, vậy tôi có thể tìm ở đâu? (Lý Huỳnh Chiến, chienlh2002@...)

 

-Trả lời của công ty TÂN ĐẠI DƯƠNG

ĐC:  Mặt Tiền 148/1 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1,  HCM

ĐT: (84.8) 3848 48 79 – Hotline: 0989 006 890 .Website: www.tandaiduong.edu.vn

Tại Anh, để được học ở bậc đào tạo tiến sĩ, yêu cầu về tiếng Anh chung cho cả bậc thạc sĩ và tiến sĩ thường sẽ là 6.0 đến 7.0 IELTS hoặc 550 đến 600 TOEFL, hoặc 213 TOEFL thi trên máy tính trở lên hoặc các chứng chỉ tương đương. Bạn cần liên hệ với từng trường bạn dự định học để biết thêm thông tin chi tiết.

Ngoài ra, điều kiện nhập học đối với bậc đào tạo tiến sĩ khác nhau giữa các đề tài nghiên cứu. Bạn nên liên hệ trực tiếp với các trường để biết thêm thông tin chi tiết. Nhìn chung bạn phải cần:

- Một bằng ĐH về cùng lĩnh vực giống như khóa tiến sĩ.

- Một bằng thạc sĩ.

- Đề cương nghiên cứu.

- Kinh nghiệm làm việc độc lập trong một đề tài hay dự án nghiên cứu.

- Khả năng viết và giao tiếp tốt bằng tiếng Anh.

Trước khi thỏa mãn điều kiện nhận học bổng, bạn cần thỏa mãn điều kiện học tiến sĩ như trên. Thông tin về học bổng bạn có thể tham khảo tại www.educationuk-vietnam.org

 

4.Du học Anh – Tôi có thể đến Anh PV khi chưa hoàn thành thủ tục nhập học không?

TDD - Tôi chuẩn bị du học tại Vương quốc Anh nhưng vẫn chưa hoàn tất thủ tục nhập học, vậy tôi có thể đến Anh để tham dự phỏng vấn vào một trường nào đó được không? (Hoàng Thái Thanh Thủy, thanhthuy2307@...)

-Trả lời của công ty TÂN ĐẠI DƯƠNG

 

ĐC:  Mặt Tiền 148/1 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1,  HCM

ĐT: (84.8) 3848 48 79 – Hotline: 0989 006 890 .Website: www.tandaiduong.edu.vn

Du học sinh vẫn có thể đến Vương quốc Anh để tham dự phỏng vấn trước khi được nhận vào học tại trường. Tuy nhiên, một điều rất quan trọng là bạn phải được phép vào Vương quốc Anh với tư cách một sinh viên tương lai (chứ không phải là khách du lịch).

Bạn phải có bằng chứng là bạn đã liên hệ được với một trường tại Vương quốc Anh, ví dụ: có thư mời bạn sang phỏng vấn tại Vương quốc Anh. Các sinh viên tương lai có thể ở lại Vương quốc Anh tối đa 6 tháng để tham dự phỏng vấn.

Đến lúc bạn đăng ký học tại một trường nào đó, bạn cần phải gia hạn thời gian ở lại Vương quốc Anh và chuyển thành visa sinh viên. Bạn không phải ra khỏi nước Anh để xin visa này.

 

Mọi chi tiết về chương trình xin gọi về số đt :( 84.8) 3848 48 79 - 3848 10 40 – 3848 10 50 – 3848 10 52 – 3848 10 53 –3848 10 62  hoặc truy cập website: http://www.hosoduhoc.com.vn/.Hotline: Mr. Bảo Anh 0989 006 890

 

Lưu ý: Cty Tân Đại Dương chỉ có một địa chỉ duy nhất tại TP.HCM

 

5.Du học Anh – Em có cần học dự bị ĐH trước khi vào ĐH không?

TDD - Em đang học lớp 12 và chuẩn bị thi ĐH. Nếu em trúng tuyển ĐH thì kết quả này có được các trường ở Anh chấp nhận cho em học ĐH không? Hay em phải qua dự bị ĐH rồi mới được học ĐH? (Trần Nam Anh, trannamanh_89@...)

 

-Trả lời của công ty TÂN ĐẠI DƯƠNG

ĐC:  Mặt Tiền 148/1 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1,  HCM

ĐT: (84.8) 3848 48 79 – Hotline: 0989 006 890 .Website: www.tandaiduong.edu.vn

Để vào ĐH ở Anh, Bắc Ailen và xứ Uên, thông thường sinh viên Việt Nam phải học dự bị ĐH một hoặc hai năm. Vì hệ thống phổ thông ở Anh là 13 năm, trong khi Việt Nam chỉ là 12 năm.

Tuy nhiên, tốt nghiệp THPT ở Việt Nam, bạn có thể được nhận vào học năm thứ nhất ở các trường ĐH tại Scotland và học bốn năm ĐH; còn ở Anh, xứ Uên và Bắc Ailen thì ba năm.

Bạn cũng nên chú ý trình độ tiếng Anh tối thiểu để học ĐH ở Anh là IELTS 6.0.

 

Ø     Du lịch Úc tự túc

 

Đam mê ‘football’ của người Úc

 

Đừng hỏi người Úc tại sao môn đá bóng theo luật của Úc (Aussie Rules) là môn thể thao hấp dẫn nhất thế giới vì hình như tình yêu ‘mù quáng’ này đã thấm trong máu thịt của họ rồi.

Đừng nhầm 'football' là bóng đá tại Úc vì nếu ở bang Victoria thì người Úc sẽ hiểu bạn đang nói đến 'footy' và ở New South Wales thì họ sẽ nghĩ đến 'rugby'. Bóng đá được gọi là 'soccer' tại Úc và vì vậy đội bóng đá của Úc có tên thân mật là 'Socceroos'. Có một điều để liên hệ giữa ‘football’ của người Úc với bóng đá - đó là tình yêu và sự hâm mộ của dân Úc với môn thể thao này cũng giống như nhiều nơi trên thế giới với môn thể thao vua.

Ấn tượng ban đầu

Đối với người mới nhập cư tới Úc và người nước ngoài thì thật khó có thể hiểu tại sao người Úc lại yêu thích môn thể thao này đến vậy.

Xiao Ning, một phóng viên Trung Quốc, sang Úc sinh sống được gần hai năm nhắc đến footy thì thốt lên rằng: “Thật là một môn thể thao đầy bạo lực!”

Nếu mới xem 'football' (footy), bạn sẽ thấy 36 cầu thủ hùng hục lao vào nhau cùng giành giật một trái bóng hình bầu dục, họ có thể cầm bóng, đá bóng và cả ném bóng vào khu cầu môn là 4 cái cột rất cao, rất rộng và không có người giữ gôn… hình như họ còn được phép ‘động thủ’ với nhau nữa. Người ta thường nói đùa rằng xem chơi footy giống như xem 36 người đàn ông đuổi bắt một con gà mái vậy.

Nói đến footy, tôi lại nhớ anh chàng Justin, người đầu tiên khiến tôi chú ý đến môn thể thao này. Tôi biết anh chàng người Úc này cách đây 10 năm khi anh tình nguyện đến Việt Nam dạy tiếng Anh. Mỗi tuần Justin đi chơi footy với những người bạn Úc của mình tại Hà Nội. Tôi gặp Justin một lần khi anh đi chơi về, người lấm lem bụi đất, mặt và tay đầy những vết trầy xước. Tôi bối rối hỏi: “Bạn đi đâu về vậy? Bạn bị ai đánh à?” Justin xua tay cười nói: “Không, tôi không sao cả. Tôi đi chơi footy về”. Khi đó, tôi đã từng nghĩ giống như Xiao Ning – đây quả là một môn thể thao đầy bạo lực.

Kéo mọi người lại gần nhau hơn

Người Úc say mê ‘football’ đến kì lạ. Nếu như bạn được các giáo viên tiếng Anh dạy rằng cách dễ nhất để mở đầu một câu chuyện với một người là nói chuyện về thời tiết thì có lẽ cách dễ gợi chuyện dễ thứ nhì đối với người Úc là nói chuyện về footy.

Khi mới sang Melbourne, tôi có ‘tậu’ được một chiếc khăn len sọc ngang pha đen và trắng. Vô tình hai màu này là màu tượng trưng cho huy hiệu của đội Collingwood - một trong những đội bóng có số lượng fan hâm mộ lớn nhất Melbourne. Cũng vì thế mà mỗi lần lên xe điện trong thành phố lại có người hỏi thăm tôi có khỏe không và hỏi tôi có phải là fan hâm mộ của đội Collingwood không.

Người tôi nhớ nhất trong năm đó là một cụ già với mái tóc trắng, dáng đi đã còng. Ông ngồi cạnh tôi, móm mém cười và khen chiếc khăn của tôi rất đẹp cũng như hỏi liệu tôi là một fan của Collingwood. Quá quen với câu hỏi này, tôi cười đáp lại ông chỉ là vô tình thích hai màu đen trắng mà đây lại là màu của đội những con chim ác là Úc (magpie, linh vật của Collingwood). Tôi hỏi ông về đội bóng này, ông mỉm cười nói với tôi: “Bạn có một sở thích rất đặc biệt. Đúng là tôi rất yêu quí đội bóng ấy. Tôi là fan trung thành của Collingwood 50 năm nay…” Cứ thế, ông tiếp tục nói rất lâu về đội bóng yêu thích của mình với niềm tự hào sáng bừng trong mắt. Ông kể cho tôi về lịch sử của đội bóng và 1072 cầu thủ đã từng thi đấu dưới màu áo Collingwood cùng tài năng của họ… Tôi chẳng hiểu hết và cũng không nhớ hết những gì ông nói nhưng cảm thấy trong lòng mình vui với ông và chắc hẳn ông cũng hạnh phúc khi được chia sẻ lòng mình với một cô bé thích hai màu đen trắng.

‘Chiến lược footy’

Footy cũng có thể khiến những người lạ trở thành quen thân nhau. Tôi được một người bạn làm việc ở một hãng buôn bán phụ tùng ô tô cho biết để làm người bán hàng qua điện thoại tại Úc bạn phải biết footy. Bằng chứng là 10 phút đầu tiên nói chuyện điện thoại với khách hàng của tất cả nhân viên bán hàng trong hãng của anh đều liên quan đến chủ đề footy. Thêm vào đó, một anh bạn làm đại diện bán hàng cho công ty xuất nhập khẩu cũng mách nhỏ cho tôi biết cách làm thân với khách hàng nam giới dễ nhất là hãy hỏi đội bóng yêu thích nhất của họ là gì và cho họ 15 phút nói về nó, sau đó bạn sẽ luôn lấy được đơn đặt hàng.

Liều lĩnh, tôi cũng thử áp dụng ‘chiến lược footy’ khi làm quen với gia đình của cựu đại sứ Úc tại Việt Nam - ông Bill Tweddell - tại một buổi tiệc tối. Kết quả ngoài mong đợi, câu chuyện xã giao giữa chúng tôi trở nên rất thân mật khi biết ông là fan hâm mộ của đội St Kilda và vợ ông ủng hộ Western Bulldogs.

Footy trong gia đình

Một điều thú vị tôi khám phá được là cách người Úc truyền lại ‘tình yêu footy’ trong gia đình. Thường thì các ông bố sẽ là người xác định đội bóng mà gia đình mình sẽ ủng hộ. Các bà vợ luôn là người ăn theo và những đứa con sẽ chẳng có chọn lựa nào khác vì từ nhỏ đã được ‘huấn luyện’ để chỉ trung thành với mỗi một đội bóng mà thôi.

Tuy nhiên, cũng có những đứa ‘cứng đầu’ và có sở thích riêng của mình.

Anh Paul là một người Úc, lấy vợ người Việt và có ba cậu con trai tuổi từ 6 đến 10. Anh là fan hâm mộ của đội North Melbourne (linh vật là Kangaroo). Dù ‘tẩy não’ được hai đứa lớn nhưng chỉ có đứa út là kiên quyết không theo ‘màu cờ sắc áo’ của gia đình.

Cậu nói: “Daddy xem con Tiger (đội Richmond) có dũng mãnh hơn con Kangaroo không. Con Tiger cắn một cái là Kangaroo chết tươi.”

Phụ nữ và footy

Người ta đồn thổi rằng phụ nữ đi xem footy đơn giản vì họ thích xem những chàng trai cơ bắp có thể hình đẹp mặc quần đùi bó sát chạy trên sân cỏ mà thôi.

Điều này không hoàn toàn đúng.

Jasmine, một cô gái trẻ người Úc gốc Việt, kể rằng người đưa cô đến với footy là anh người yêu cũ của cô. Hàng tuần mỗi mùa footy họ luôn đến sân vận động khi đội St Kilda đá. Dù là một người không thật say mê thể thao nhưng khi chia tay với mối tình ấy, điều bất ngờ nhất đối với Jasmine là cô nhớ footy. Jasmine cho biết cô nhớ cảm giác ở sân vận động được hòa vào đám đông hò hét và cổ vũ cũng như chứng kiến những cú ghi điểm từ giữa sân... Giờ đây dù đã có người yêu mới và cô không hay đến sân vận động nữa nhưng cô vẫn xem các trận đấu cho ‘đỡ ghiền’.

Lưu tin
Chia sẻ