Đang tải dữ liệu ...
Danh mục
Toàn quốc
Tất cả
Tìm kiếm
E-mail:
Mật khẩu:
   [Đóng]   [Quên mật khẩu?]
Đang tải dữ liệu...
Mua vị trí tin nổi bật tại đây

Xử lý nước thải chế biến mủ cao su

Gửi tin nhắn
Lưu tin

Thời gian đăng

08:50 | 08/06/2010 | Toàn quốc

Lượt xem tin

300

Mã tin

10588983

Chat với chủ tin

Mua quyền ưu tiên cho tin

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU

1. Thành phần, tính chất nước thải cao su

 - Nước thải chế biến mủ cao su được hình thành chủ yếu từ các công đoạn khuấy trộn, làm đông, gia công cơ học và nước rửa máy móc, bồn chứa.

- Nước thải chế biến cao su có pH thấp, trong khoảng 4,2 – 5,2 do việc sử dụng axit để làm đông tụ mủ cao su.

- Các hạt cao su tồn tại trong nước ở dạng huyền phù với nồng độ rất cao. Các hạt huyền phù này là các hạt cao su đã đông tụ nhưng chưa kết lại thành mảng lớn, phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep. Nếu lưu nước thải trong một thời gian dài và không có sự xáo trộn dòng thì các huyền phù này sẽ tự nổi lên và kết dính thành từng mảng lớn trên bề mặt nước.

- Các hạt cao su tồn tại ở dạng nhũ tương và keo phát sinh trong quá trình rửa bồn chứa, rửa các chén mỡ, nước tách từ mủ ly tâm và cả trong gian đoạn đánh đông.

- Trong nước thải còn chứa một lượng lớn protein hòa tan, axit foomic (dùng trong quá trình đánh đông), và N-NH3 (dùng trong quá trình kháng đông). Hàm lượng COD trong nước thải khá cao, có thể lên đến 15.000 mg/l.

- Tỷ lệ BOD/COD của nước thải là 0,60 – 0,88 rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.

2. Quy trình công nghệ truyền thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su:

Dựa vào thành phần tính chất nước thải nêu trên, công nghệ xử lý nước thải cao su được đề xuất như sau:

Xử lý nước thải chế biến mủ cao su

->Thuyết minh quy trình công nghệ:

- Nước thải (NT) từ công đoạn sản xuất mủ cao su được thu gom qua song chắn rác (SCR) thô đi vào bể tiếp nhận. SCR thô có nhiệm vụ loại bỏ tạp chất có kích thước lớn.

- NT từ bể tiếp nhận được bơm lên bể điều hòa có đặt SCR tinh để loại bỏ các tạp chất mịn trong NT. Bể điều hoà giữ chức năng điều hoà nước thải về lưu lượng và nồng độ. Tại đây NT được điều chỉnh về pH thích hợp.

- NT được đưa vào bể gạn mủ để loại bỏ các hạt cao su ở dạng huyền phù. Trong bể gạn mủ, NT đi qua với vận tốc rất chậm, hạn chế tối đa khả năng xáo trộn và các hạt cao su sẽ tự động nổi lên bề mặt do chênh lệch tỷ trọng so với nước.

- NT được dẫn vào bể lọc sinh học kị khí (UASB) nhằm phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản hơn và chuyển hóa chúng thành CH4, CO2, H2S,… Bể lọc sinh học hiếu khí vừa có nhiệm vụ khử tiếp phần BOD5, COD còn lại, vừa làm giảm mùi hôi có trong NT.

- Sau khi xử lý ở bể lọc sinh học hiếu khí NT tiếp tục chảy sang bể lắng 2 để làm lắng bùn họat tính. Lượng bùn này được rút khỏi bể lắng bằng hệ thống bơm bùn và tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí, bùn dư được dẫn về bể nén bùn.

- NT từ bể lắng 2 tiếp tục chảy qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi sinh vật và mầm bệnh có trong nước thải. Sau khi ra khỏi bể khử trùng NT sẽ đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 loại A,B rồi thải ra nguồn tiếp nhận.

-> Tuy nhiên với tính chất nước thải cao su như trên, công ty Môi Trường Ngọc Lân có những phương pháp xử lý hiệu quả hơn, tiết kiệm diện tích xây dựng, chi phí xây dựng và vận hành so với các công nghệ truyền thống... Hiệu quả xử lý BOD, COD, SS,... rất cao.

-> Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ theo địa chỉ sau:

Địa chỉ : 66/3D Bình Đường 3 – An Bình – Dĩ An – Bình Dương

Điện thoại : 0905.555.146 – 0822.163.992

Website: http://www.xulymoitruong.com

Email: mtngoclan2004@yahoo.com.vn

Ks. Phạm Văn Sung

Giám đốc: Phan Kiêm Hào

Lưu tin
Chia sẻ