Đang tải dữ liệu ...
Dịch vụ
Hà Nội
DV gia đình
Tìm kiếm
E-mail:
Mật khẩu:
   [Đóng]   [Quên mật khẩu?]
Đang tải dữ liệu...

Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ ngọt

0988953325
Gửi tin nhắn
Lưu tin

Thời gian đăng

09:26 | 29/08/2015 | Hà Nội

Lượt xem tin

0

Mã tin

25143719

0988953325

Chat với chủ tin

Mua quyền ưu tiên cho tin

Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ ngọt


Không phải "thần dược" chữa bệnh như đồn thổi



 


 

 

 



Trong thiên nhiên có nhiều loại cây cho ta dạng đường năng lượng thấp, có độ ngọt cao gấp hàng trăm lần đường saccaroza (loại đường mía có nhiều ở thị trường). Nhưng vì có những khó khăn về thu hái, chế biến hay độc tố trong các sản phẩm từ những loại cây này nên việc sử dụng chúng như là một chất thay thế đường còn bị hạn chế.



Cây cỏ ngọt (còn gọi là cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt, trạch lan) là một trong nhóm cây này được quan tâm phát triển.


Đường từ cây cỏ ngọt


Từ năm 1908 cỏ ngọt đã được biết đến. Hai nhà khoa học Reseback (1908) và Dieterich (1909) đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Đến năm 1931 Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là Steviozit, chất ngọt cơ bản tạo nên độ ngọt ở loại cây này. Chất này sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng.


Đặc tính quan trọng của các glucozit này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Cần lưu ý khối lượng thân, lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa, tức là nên thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ, chú ý không để cây ra hoa mới thu hái.


Tác dụng của cây cỏ ngọt


Trong y học nó được sử dụng như một loại trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp. Thí nghiệm khảo sát được tiến hành trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50 uống chè cỏ ngọt trong một tháng (số liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia) thì kết quả là với người cao huyết áp chè cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, người bệnh thấy dễ chịu, ít đau đầu, huyết áp tương đối ổn định, không thấy độc chất trong lá cỏ ngọt. Ngày nay, người ta thường dùng kết hợp với các loại thảo mộc khác trong các thang thuốc y học dân tộc.


Trong công nghiệp thực phẩm nó được dùng tương đối rộng rãi ở Nhật Bản như để pha chế làm tăng độ ngọt của các loại thực phẩm khác nhau, được chế thành các viên đường để làm giảm độ nóng khi dùng đường saccaroza. Ngoài ra, người ta còn dùng để chế rượu màu, nước hoa quả, các loại bánh kẹo, món tráng miệng đông lạnh, ướp các loại hải sản sấy khô, chế biến dấm.


Cỏ ngọt còn được dùng trong công nghệ chế biến mỹ phẩm như các loại sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da, vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô và giúp cơ thể tái tạo làn da mới trên toàn bộ bề mặt da, vừa chống nhiễm khuẩn lại trừ được nấm.


 


Một số sản phẩm sản xuất từ cỏ ngọt được bán ở Nhật Bản và các nước khác.


- Đường ngọt tự nhiên (năng lượng thấp) là những gói nhỏ từ 0,45g đến 2g dùng cho người bệnh tiểu đường.


- Nước cà chua: Trong chai 500ml được chế biến từ cà chua, xi rô của đường tự nhiên, muối ăn, hành củ, có vị cay, dùng để làm gia vị.


- Kẹo viên: 100g/gói. Đường để làm kẹo được tổng hợp từ chất ngọt tự nhiên, không gây sâu răng, rất tốt cho trẻ em.  




Công dụng:



- Cỏ ngọt được dùng để pha chế làm tăng độ ngọt mà không làm tăng năng lượng của thực phẩm. Ngoài tác dụng điều vị, cỏ ngọt cũng có vai trò lớn trong việc điều hòa đường huyết, lợi tiểu, chống béo phì và giảm cân. Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể sử dụng loại trà này.


- Stevia được nhiều người biết đến là loại cây có vị ngọt, bùi nên nó có thể cung cấp lượng đường cần thiết trong máu. Nó sẽ giúp điều hòa lượng đường trong cơ thể, tránh tình trạng thừa đường gây ra bệnh tiểu đường và thiếu đường sẽ bị hạ đường huyết.


- Ngăn ngừa bệnh dạ dày


- Stevia chính là một loại thuốc bổ giúp chống lại bệnh các rối loạn dạ dày, giảm đau đớn và tiêu hóa tốt.


- Chăm sóc răng miệng


- Stevia có tác dụng ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi vì trong nó có chất kháng khuẩn mạnh, có thể xay nát và hào với nước dùng làm nước xúc miệng hằng ngày.


- Chăm sóc da


- Một tác dụng kỳ diệu của stevia là nó có thể ngăn ngừa mụn trứng cá, giảm tiết bã nhờn da, chống viêm giúp bạn luôn có một làn da mịn màng và rạng rỡ.


Ngoài ra, stevia còn được dùng như một mỹ phẩm tự nhiên cho da giúp làm giảm nếp nhăn và tươi sáng hơn.


- Chăm sóc tóc


- Stevia là một loại thảo dược có lợi trong việc điều trị các vấn đề về gàu và da đầu, giúp bạn luôn có một mái tóc khỏe và bóng mượt.


Đặc điểm:  Đây là một loại cỏ sống lâu năm, mỗi gốc có nhiều cành, nếu để mọc tự nhiên cây có thể cao đến 100cm. Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi mác, dài 30-60mm, rộng 15-30mm, có 3 gân chính xuất phát từ cuống lá. Mép lá có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa dài 10-12mm. Có hai vòi nhụy dài thò ra ngoài. Hoa có mùi thơm nhẹ, hình dáng giống hoa cỏ Lào, nhưng nhỏ hơn nhiều. Mùa hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Toàn thân cây có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng nên vẫn còn vị ngọt. Cỏ ngọt sinh sản hữu tính qua gieo hạt và vô tính qua giâm cành, là cây ưa ẩm, ưa sáng nhưng sợ úng và chết khi ngập nước. Năng suất hằng năm khoảng 2- 4 tấn lá khô trên mỗi hécta, thu hoạch 3 - 4 đợt". 


Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ ngọt


Toàn thân có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng (vẫn còn vị ngọt).

Cỏ ngọt sinh sản hữu tính (gieo hạt) và vô tính (giâm cành) là cây ưa ẩm, ưa sáng nhưng sợ úng và chết khi ngập nước.

Bộ phận dùng: cành mang lá phơi hoặc sấy khô (Khi đoạn cành dài khoảng 20-25cm là thời điểm cắt cành. Trung bình mỗi tháng một lần thu hoạch)

Hoạt chất chính:  Steviosid (là một glucosid) có vị ngọt gấp 250-300 lần đường kính (saccharoza), nhưng stevioside không sinh năng lượng. Trong Cỏ ngọt khô (cả cành lá) chứa khoảng 1,5% chất ngọt steviosid (trong lá chứa khoảng 6-7% steviosid). Như vậy 100g Cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương 400-450g đường kính.


Trên thị trường có đường Cỏ ngọt dập viên, mỗi viên có 60mg steviosid tương đương 18g đường kính. Đường cỏ ngọt dùng để pha nước uống như nước chanh, cà phê...

Tác dụng chữa bệnh: Cỏ ngọt và đường Cỏ ngọt không có tác dụng chữa bệnh mà là chất tạo vị ngọt (không năng lượng) dùng cho:


- Người bệnh phải kiêng đường kính (saccharoza) là chất sinh năng lượng trong các bệnh như  tiểu đường, cắt dạ dày, béo phì cần giảm cân…


- Các trường hợp phải kiêng dùng Cam thảo Bắc: người mang thai, người có bệnh tim mạch, cao huyết áp. Người đang dùng thuốc có Digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid (ví dụ uống trà nhân trần phải bỏ Cam thảo Bắc, thay bằng Cỏ ngọt...)

Cách dùng: Nếu ngửi thấy có mùi ngái, cần khử mùi ngái; phơi sấy khô, cắt nhỏ Cỏ ngọt để phối hợp với loại thuốc cần tạo vị ngọt.


Ví dụ: Hoa hoè, Nhân trần, Actisô... khi pha trà hoặc sắc thuốc.

Liều lượng: Tuỳ khẩu vị từng người mà điều chỉnh lượng Cỏ ngọt cho vừa miệng.

Cách khử mùi ngái: Cỏ ngọt mới làm khô sau thu hoạch thường có mùi ngái, gây khó chịu cho một số người.  Cách làm như sau: Phun nước vào Cỏ ngọt khô để làm ẩm đều. Cho vào túi kín, ủ trong 2-3 ngày rồi đem phơi hoặc sấy khô sẽ hết mùi ngái mà không giảm độ ngọt.

Bảo quản: Phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản trong đồ đựng sạch, khô, kín. Chú ý phòng ẩm, mốc.




Cỏ siêu ngọt có trị được bách bệnh?




Thời gian gần đây, dư luận xôn xao bởi sự xuất hiện của loại cỏ siêu ngọt được cho là ngọt gấp 200 - 300 lần so với đường sản xuất từ mía.




Thông tin đồn đại về công dụng trị bách bệnh của cỏ siêu ngọt lan truyền rất nhanh khiến nhiều người săn lùng khắp nơi tìm cho bằng được…


Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ ngọt

 

 

 
Như vậy, 100g cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương 400- 450g đường kính. Bộ phận dùng để thay thế đường kính là cành lá của cỏ ngọt. Khi đoạn cành dài khoảng 20- 25cm thì bắt đầu cắt cành, trung bình mỗi tháng một lần thu hoạch. Sau khi cắt lấy cành lá của cỏ thì mang phơi hoặc sấy khô, dùng lá khô đó đun lấy nước để chế biến vào các thực phẩm cần vị ngọt hoặc có thể thả trực tiếp một nhúm lá khô cho vào thực phẩm.  
 
Nước đun từ lá cỏ ngọt có màu sánh như mật ong và vị ngọt rất dễ chịu, đọng vị lâu trong miệng. "Có thể dùng trực tiếp từ cành lá cỏ ngọt tươi sau khi hái nhưng dùng lá tươi thì hàm lượng chất ngọt không bằng lá khô. 6kg cành lá tươi mới được 1kg cành lá khô nên cành lá khô ngọt hơn nhiều so với cành lá tươi", viện sĩ Long nói.  


Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ ngọt

 

 






Cỏ ngọt không hẳn là thuốc




Trên thế giới, loại đường trong cỏ ngọt được trích tinh ra để dùng ăn kiêng cho người bệnh đái tháo đường hoặc thừa cân chứ không phải để chữa bệnh


Hiện nay, nhiều người đang tìm mua và sử dụng thường xuyên trà cây cỏ ngọt theo lời đồn thổi là chữa được chứng béo phì và bệnh đái tháo đường.


Dùng cho… chắc ăn?


Các bạn nên cân nhắc khi sử dụng các loại cây thuốc nam nhé../


 Liên hệ mua cây thuốc: 396 Hùng Vương, phường Tân Lập, TP Buôn Mê Thuột


SĐT :0988 953 325 ( Anh An)


Hoặc: 1306 Kha Vạn Cân, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM


CSKH: 0937 301 801 - 0985 324 028 ( Chị Huệ)





Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ ngọt
Thông tin liên hệ

CTy Thảo Dược Đức Thịnh

Địa chỉ: 396 Hùng Vương, P. Tân Lập, Th. Buôn Mê Thuột, ĐắkLắk

Điện thoại: 0988953325

Email:

Nơi rao: Hà Nội

Ngày đăng: 29/08/2015

Tải xuống
Lưu tin
Các tin cùng chuyên mục rao vặt