Nhiều người cứ nghĩ điều chế dược liệu sẽ đơn giản nhưng việc sơ chế, điều chế các loại thuốc đều Theo quy định của Bộ Y Tế, Thông tư số 30/2017 về hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các phương pháp sơ chế dược liệu chuẩn cần những gì?
Phương pháp sơ chế
Sơ chế là các thao tác ngâm, ủ, rửa, phơi, sấy và thái phiến. Mục đích của phương pháp là chế biến các nguyên liệu ban đầu sau khi thu hoạch nhằm làm sạch sẽ, bỏ những bộ phận phụ, làm khô và tinh khiết, ổn định hơn và phân loại dược liệu theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Phương pháp rửa
Làm sạch, làm mềm dược liệu để thuận lợi cho việc bào, thái dược liệu. Giảm tác dụng bất lợi, định hình cho vị thuốc cổ truyền. Rửa bằng nước sạch đến khi hết tạp cơ học như: đất, cát, sỏi, ... Tùy từng loại dược liệu, có thể rửa vài lần (1-3 lần). Để ráo nước, phơi, sấy đến khi khô.
Phương pháp ủ mềm
Dược liệu rửa sạch, cho vào thùng, chậu nhôm bằng nhựa hoặc lnox. Dùng vải tẩm ẩm phủ kín. Trong quá trình ủ phải đảo đều, có thể phun thêm nước đến khi đạt theo yêu cầu riêng. Lấy ra, để ráo nước. Thời gian ủ tùy thuộc vào từng loại dược liệu và thời tiết. Loại dược liệu rắn chắc ủ lâu hơn; mùa đông ủ lâu hơn mùa hè;
Phương pháp ủ mềm có thể áp dụng đối với các dược liệu có thể chất cứng, chắc cần thái phiến như: Sa sâm, cát cánh,... Mục đích là để sản phẩm mềm, không còn lõi đục, cứng, mùi đặc trưng của dược liệu
Phương pháp ngâm
Ngâm dược liệu đã rửa sạch ngập trong nước cho đến khi đạt yêu cầu riêng. Thường để nước thấm vào dược liệu khoảng 3/10 dược liệu. Thời gian ngâm tùy thuộc tính chất, mục đích riêng của từng vị thuốc cổ truyền.. Lấy ra, để ráo nước; Phương pháp ngâm có thể áp dụng với các dược liệu như: Hoài sơn, Bạch truật, Bạch thược...
Phương pháp thái
Sử dụng các dụng cụ thái, chặt để phân chia dược liệu đến kích thước thích hợp. Dược liệu có thể chất dai, rắn chắc thì thái mỏng; dược liệu có thể chất giòn, thì thái dầy hơn.
Phương pháp phơi
Phương pháp phơi trực tiếp dưới nắng: Dược liệu sau khi thái phiến được tãi đều lên nong nia, rồi phơi ngoài trời nắng đến khô; Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các dược liệu, trừ dược liệu chứa tinh dầu. Dược liệu sau khi phơi nắng trực tiếp sẽ khô, mùi thơm đặc trưng của từng dược liệu
Phương pháp phơi âm can (không trực tiếp dưới nắng): Dược liệu sau khi thái phiến được tãi đều lên nong nia, rồi phơi trong bóng mát, nơi thoáng gió. Phương pháp này có thể áp dụng với các dược liệu chứa tinh dầu như Bạc hà, Kinh giới, Tía tô... cho kết quả là dược liệu khô hoặc gần khô, không bị mất mùi, biến màu.
Phương pháp sấy
Cho dược liệu cần sấy vào các khay và tiến hành sấy trongtủ sấy dược liệu. Nhiệt độ sấy khoảng 50 - 60°C với dược liệu chứa tinh dầu. Đối với dược liệu chưa phơi thì nên sấy ở nhiệt độ thấp (40°C - 50°C) sau đó tăng dần nhiệt độ để đạt được tới độ ẩm theo quy định, rồi giảm dần nhiệt độ, để nguội. Phương pháp sấy dùng được cho mọi loại dược liệu, giúp các vị thuốc bảo quản lâu hơn, tốt hơn.
Phương pháp phức chế
Phức chế là quá trình chế biến phức tạp theo nguyên lý y học cổ truyền, sử dụng lửa, nước, hoặc kết hợp nước và lửa hoặc các phụ liệu khác nhau tùy theo yêu cầu của từng dược liệu nhằm đạt các yêu cầu cụ thể của từng vị thuốc trong điều trị.
Phương pháp chế biến dùng lửa (hỏa chế)
Mục đích của phương pháp này là Thay đổi tính dược, tạo tác dụng mới, tạo mùi thơm, hạn chế tác dụng không mong muốn và bảo quản thuốc
Phương pháp chế biến dùng lửa bao gồm Phương pháp sao không có phụ liện và sao có phụ liệu (Chích), Phương pháp nung, Phương pháp hỏa phi và Phương pháp nướng.
Phương pháp chế biến dùng nước (thủy chế)
Phương pháp này được dùng để làm sạch, làm mềm dược liệu để thuận lợi cho việc bào thái thành phiến. Việc ngâm với dịch phụ liệu để tăng tác dụng quy kinh, tăng hiệu lực trị bệnh đồng thời giảm tác dụng bất lợi của vị thuốc.
Phương pháp thuỷ chế dược liệu bảo gồm Phương pháp ngâm với dịch phụ liệu, Phương pháp ủ, Phương pháp thủy phi.
Phương pháp chế biến phối hợp nước và lửa (Thủy hỏa hợp chế)
Thuỷ hoả hợp chế bao gồm Phương pháp chưng, Phương pháp đồ, Phương pháp nấu. Mục đích là chuyển hóa tác dụng, thay đổi tính vị của vị thuốc theo mục tiêu điều trị; Tạo mùi vị thơm, giảm vị đắng chát, dễ hấp thu, đạt hiệu quả điều trị cao. Bên cạnh đó còn làm mềm dược liệu, ổn định hoạt chất; Giúp thuốc dễ được hấp thu và phát huy tác dụng tốt hơn.
Thiết bị, máy móc cần dùng khi sơ chế, phức chế dược liệu, thuốc đông y
Máy rửa dược liệu
Máy rửa dược liệu, nguyên liệu, thảo dược có công suất từ 200 – 700kg/h, áp lực nước: 0.12 Mpa giúp cho việc rửa dược liệu trở nên dễ dàng hơn, không tốn nhân công, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất. Máy rửa sạch các trầm tích bề mặt, tạp chất, vi khuẩn cho các loại thảo mộc, rau, trái cây, rễ cây, được sử dụng nhiều cho các cơ sở sản xuất dược liệu, bệnh viện, công ty dược phẩm…
Máy rửa dược liệu
Máy sấy các vị thuốc đông y
Máy sấy dược liệu với chức năng làm khô dược liệu, thảo dược, lá thốc, rễ cây, quả.... nhanh chóng và tiện lợi với năng suất cao, giữ được các dưỡng chất, dược tính của sản phẩm, thậm chỉ là không làm mất màu. Đồng thời việc sử dụng máy sấy dược liệu sẽ hạn chế sự tác động của không khí ô nhiễm tới sản phẩm, thay vì phơi dược liệu dưới nắng, làm bụi bẩn, ruồi muỗi hay không khí tác động vào thì sấy sản phẩm trong tủ sấy kín, rút ngắn thời gian, đảm bảo vệ sinh, an toàn hơn.
Thiết bị sấy được KAG Việt Nam cung cấp gồm có Tủ sấy dược liệu mini, Máy sấy dược liệu 12 khay và Máy sấy đông khô, sấy thăng hoa.
Máy sấy dược liệu mini
Tủ sấy dược liệu 12 khay
Máy sấy đông khô
Chảo sao thuốc bắc, thuốc nam
Chảo sao thuốc, sao dược liệu có hệ thống gia nhiệt đáy nồi, cùng với cánh khuấy trộn để sao thuốc. Bên cạnh đó, thiết kế 2 lớp truyền nhiệt gián tiếp không làm cháy thuốc, hỏng thuốc.
Chảo sao thuốc cánh khuấy tự động còn có thể thực hiện chức năng của nồi cô dược liệu, cô cao lỏng hoặc cao đặc, cao khô. Dung tích chảo tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, từ 100L đến 200L, 300L…
Chảo sao thuốc, chảo sao dược liệu
Nồi nấu dược liệu, thảo dược
Nồi nấu dược liệu KAG là nồi nấu 3 lớp, truyền nhiệt gián tiếp nên không làm hỏng dược liệu. Với những nồi dày, chịu được áp suất cao có thể nấu thảo dược cứng dạng rễ, cành hoặc nấu xương động vật. Dung tích nồi đa dạng từ 200L, 300L, 500L… được đặt làm theo yêu cầu của khách hàng.
Ưu điểm của dây chuyền chiết xuất dược liệu KAG Việt Nam
- Chiết xuất và cô đặc dược liệu ở nhiệt độ thấp 50-60 độ C giúp các thành phần hoạt chất có trong dược liệu không bị biến đổi tính chất. Từ đó thu hồi được sản có chất lượng tốt, dược tính cao.
- Chiết xuất – cô đặc trong 1 chu trình khép kín nên rút ngắn thời gian, giảm chi phí nhân công. Tổng thời gian chiết xuất – cô đặc cho 1 mẻ chỉ 6 - 8 giờ, rút ngắn thời gian gấp 4-6 lần phương pháp nấu cao truyền thống (24 - 48 giờ/mẻ).
- Thiết bị nấu cao và cô cao thảo dược có thể chiết xuất hầu hết các loại dược liệu, thảo dược, cây thuốc, nông sản… cho ra thành phẩm cao cấp, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Bộ phận điều khiển tích hợp màn hình hiển thị, cài đặt tự động nhiều thông số: nhiệt độ, thời gian, áp suất… dễ dàng sử dụng, vận hành và sửa chữa, thay thế.
- Toàn bộ thiết bị chế tạo bằng vật liệu inox 304 cao cấp đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, GMP-WHO, HACCP hiện hành.
Để được tư vấn chi tiết về các thiết bị điều chế, sơ chế dược phẩm. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được các chuyên viên hỗ trợ và tư vấn một cách tốt nhất.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Một số thiết bị ngành dược đánh chú ý:
Nồi nấu dược liệu, Nồi ninh thảo dược, xương, sừng
Nồi cô cao cánh khuấy, Nồi nấu cao dược liệu đa năng
Nồi cô đặc dược liệu, Nồi cô cao bánh, cao khô cánh khuấy
Máy vo viên, Máy viên thuốc đông y
Máy chiết rót cao, Máy chiết rót dược liệu
Máy sấy dược liệu, Máy sấy thảo dược 20 khay