Để đạt hiệu quả cao trong quy trình training nhân viên mới, các doanh nghiệp cần thiết lập một quy trình cụ thể và minh bạch. Trong bài viết này, Ninja sẽ hướng dẫn bạn hiểu rõ hơn về các bước cần có trong quy trình đào tạo nhân viên mới.
Khi hoàn thành các công việc chuẩn bị cơ bản, nhân sự cần gửi thông tin qua email về nhân sự tới các phòng ban liên quan. Từ đó những phòng ban này có được thông tin về nhân sự mới. Điều này giúp đảm bảo khi nhân sự mới đến, các phòng ban liên quan sẽ không bất ngờ và dễ dàng chào đón một cách hòa đồng, tạo sự gắn kết giữa các nhân viên.
1. Chuẩn bị môi trường làm việc thật tốt
Sau quá trình phỏng vấn tuyển dụng nhân sự, bộ phận nhân sự sẽ có danh sách các ứng viên trúng tuyển đã được phê duyệt. Từ danh sách này, nhân sự sẽ tiến hành lên kế hoạch quy trình hội nhập nhân viên mới và sắp xếp công việc cho nhân viên mới.
Các công việc chuẩn bị và sắp xếp đầu tiên bao gồm: chuẩn bị không gian làm việc, bàn làm việc, các dụng cụ liên quan đến công việc (máy tính, bút, giấy, sổ tay, thẻ ra vào...), cung cấp bản mô tả công việc và kế hoạch đào tạo.
2. Chào đón nhân viên mới
Nhân viên mới sẽ không tránh khỏi cảm giác ngại ngùng, và việc sử dụng từ ngữ phù hợp với một nhóm nhân viên có thể rất khó khăn. Nhân sự có thể tổ chức một buổi giới thiệu ngắn. Nhằm chào đón nhân viên mới với toàn bộ thành viên trong phòng ban.
Sau quá trình chào đón, việc giới thiệu các nhân viên đã tạo ra một môi trường thoải mái hơn và giảm bớt căng thẳng. Nhân sự tiếp tục dẫn người mới thăm quan và giới thiệu các phòng ban liên quan, chức năng và phạm vi hoạt động trong doanh nghiệp. Đồng thời, nhân sự sẽ giải đáp những thắc mắc của nhân viên mới trong quá trình giới thiệu.
3. Đào tạo về thông tin, định hướng công việc của công ty
Một điều quan trọng khác mà nhân sự cần giới thiệu cho nhân viên mới là thông tin về doanh nghiệp. Các thông tin cơ bản về doanh nghiệp có thể được giới thiệu như lịch sử hình thành, thành tựu đạt được, cơ cấu lãnh đạo của doanh nghiệp. Đây là những thông tin cơ bản giúp nhân viên mới hiểu về tổng quan doanh nghiệp.
4. Đào tạo về chuyên môn
Trong quá trình làm việc, nhân viên mới cần được trang bị thêm kiến thức liên quan để có thể hỗ trợ các bộ phận khác khi cần.
- Nắm vững tổng quan về thị trường và ngành hàng thuộc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
- Hiểu rõ về vị trí công việc mà mình đảm nhận và phải nắm vững kiến thức liên quan.
- Được trang bị các kỹ năng mềm như giao tiếp, quan hệ khách hàng, làm việc đội nhóm, đàm phán và giải quyết vấn đề.
- Được đào tạo và nâng cao năng lực của mình thông qua việc phát triển các kỹ năng và năng lực liên quan đến công việc.
5. Đánh giá
Trước khi ký kết hợp đồng chính thức, giữa lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên mới sẽ diễn ra một buổi trò chuyện cởi mở. Trong buổi trò chuyện này, lãnh đạo sẽ lắng nghe những vấn đề và đóng góp xây dựng. Cũng như tâm tư và nguyện vọng của nhân viên mới sau quá trình đào tạo.
Từ những đánh giá này, lãnh đạo sẽ nắm bắt được khả năng của nhân viên và xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với năng lực của họ. Đồng thời, quá trình đánh giá này cũng giúp lãnh đạo hoàn thiện quy trình đào tạo chuyên nghiệp hơn cho các tuyển dụng sau này.
Để thực hiện việc đào tạo nhân viên mới một cách dễ dàng hoặc bỏ sót nội dung, có thể áp dụng phần mềm quản lý quy trình. Điều này giúp quá trình làm việc diễn ra một cách thông suốt và hiệu quả hơn.
Trên đây là một bài viết chi tiết về quy trình đào tạo nhân viên mới từ đầu đến cuối dành cho các doanh nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết đã giúp bạn có thêm những gợi ý và hướng dẫn hữu ích để bắt tay ngay vào việc xây dựng quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả nhất.