Động cơ ô tô được ví như “trái tim” của một chiếc xe ô tô và dùng để cung cấp sức mạnh cho xe. Động cơ cũng chính là một trong những bộ phận có cấu tạo phức tạp nhất trong chiếc xe. Cùng trung tâm VATCtìm chi tiết về động cơ ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Động cơ ô tô là gì?
Động cơ ô tô là thiết bị giúp chuyển hóa các dạng năng lượng như xăng dầu,… thành động năng. Đây là bộ phận khá quan trọng vì sẽ là nơi sản sinh ra công suất và mô men xoắn làm các bánh xe quay và đẩy ô tô di chuyển.
Về cơ bản, động cơ xe ô tô có thể chia ra làm 3 loại chính là động cơ đốt trong (xăng, diesel), động cơ đốt ngoài (hơi nước, Stirling) và động cơ điện.
Hiện nay, những loại động cơ đốt trong được sử dụng khá rộng rãi bởi tính gọn nhẹ và hiệu suất hoạt động cao. Và ngày càng được ứng dụng trên nhiều phương tiện di chuyển hơn.
Xem thêm: Khóa học sửa chữa ô tô
Các loại động cơ ô tô phổ biến hiện nay
Động cơ ô tô có nhiều loại khác nhau. Dựa vào những tiêu chí cấu tạo để phân loại động cơ ô tô. Dưới đây là 3 loại chính gồm:
Động cơ xăng
Có thể nói, động cơ xăng trên ô tô là một trong những nhiên liệu khá quen thuộc đối với người dùng. Đây là hỗn hợp gồm không khí và xăng được nén ở một áp suất phù hợp. Và bugi đốt cháy bằng cách phát ra tia lửa điện. Quá trình cháy diễn ra sẽ làm sinh ra một lượng lớn nhiệt lượng nhằm thúc đẩy piston chạy từ điểm chết trên đến điểm chết dưới. Và giúp hỗ trợ trục khuỷu và chuyển động tới các hộp số. Cuối cùng, quá trình này sẽ làm cho bánh xe quay và làm cho xe di chuyển.
Xem thêm: Cấu tạo của thân máy động cơ đốt trong chi tiết nhất 2023
Động cơ diesel
Động cơ diesel còn được gọi với cái tên là động cơ dầu. Khá phù hợp cho những chuyến đi dài hay chở tải nặng. Dầu diesel được phun trực tiếp vào buồng cháy. Dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao của không khí nén, quá trình tự cháy sẽ diễn ra và sản sinh năng lượng cho động cơ.
Động cơ điện
Động cơ điện ô tô hoạt động theo nguyên lý biến đổi điện năng thành động năng. Do đó, động cơ hoạt động nhờ vào lượng điện tích trữ trong pin. Trong đó, pin Lithium-ion được lựa chọn nhiều nhất để trang bị cho các dòng xe điện hiện đại bởi độ bền cao và khả năng vận hành tốt. Pin thường được đặt ngay dưới sàn xe.
Xem thêm: Động cơ ô tô: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết