Đang tải dữ liệu ...
Thời trang
Mẹ Và Bé
Tìm kiếm
E-mail:
Mật khẩu:
   [Đóng]   [Quên mật khẩu?]
Đang tải dữ liệu...
Mua vị trí tin nổi bật tại đây
  • MUA HÀNG AN TOÀN
  • Các mặt hàng hay bị lừa đảo: xích đu, ghế rung, xe tập đi, ghế ăn dặm, máy hút sữa, máy khâu, máy xay bột, bình sữa, các đồ chơi trẻ em....
  • Cần xem kỹ mặt hàng mình cần mua, yêu cầu ảnh chụp thực tế sản phẩm.
  • Không mua những sản phẩm giá quá rẻ so với thị trường.
  • Sử dụng hình thức thanh toán COD( thanh toán khi nhận hàng) để đảm bảo hàng nhận đúng chất lượng.
  • Rất nhiều thành viên đã chuyển tiền nhưng đã không nhận được hàng, hoặc là hàng tầu, hàng kém chất lượng.

Nằm võng khi mang thai có ảnh hưởng gì không

0365685350
Gửi tin nhắn
Lưu tin

Thời gian đăng

09:40 | 26/03/2024 | Toàn quốc

Lượt xem tin

33

Mã tin

33675045

0365685350

Chat với chủ tin

Mua quyền ưu tiên cho tin

Rất nhiều phụ nữ mang thai băn khoăn bà bầu nằm võng có ảnh hưởng gì không, bởi trong suốt thai kỳ có những lúc mẹ rất mệt mỏi, mất ngủ và nằm võng là lựa chọn giúp cơ thể thoải mái, ngủ ngon giấc hơn. Mẹ hãy đọc ngay bài sau để biết có nên nằm võng khi mang thai không và tác động của cách ngủ này với mẹ và em bé.
Xem thêm: loại sắt nào tốt nhất cho bà bầu


Nằm võng khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Nằm võng là biện pháp không được khuyến khích với bà bầu bởi nằm lâu trên võng có thể làm cho thai nhi bị chèn ép, ngực của người mẹ bị bó hẹp, máu khó tuần hoàn tới các bộ phận khác trên cơ thể. Một số ảnh hưởng khi mẹ nằm võng trong thai kỳ có thể kể tới như sau đây:

  • Thiếu máu lên não: Não bộ luôn cần cung cấp đủ oxy để duy trì hoạt động sống, tuy nhiên nếu nằm võng quá lâu thì hoạt động lưu thông máu lên não bị gián đoạn, gây thiếu máu, nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
  • Thai nhi bị chèn ép: Mẹ bầu nằm võng làm cơ thể bị chèn ép, trở mình hay thư giãn toàn thân rất khó khăn. Đa số tư thế nằm võng của mẹ là tư thế gập mình khiến thai nhi bị chèn ép.
  • Nguy cơ bị ngã: Nằm võng khiến cơ thể không hoạt động linh hoạt, máu lưu thông kém, làm mẹ bầu bị chóng mặt, hoa mắt, tê bì chân tay.. và khi đứng dậy khỏi võng rất nhiều mẹ bị ngã do choáng váng, gây nguy hiểm cho mẹ và em bé.
  • Cột sống bị ảnh hưởng: Thường xuyên nằm võng gây ra ảnh hưởng không tốt tới cột sống, làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm, gai hóa cột sống, nhức mỏi vai gáy..
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Tư thế nằm võng khiến đầu thu hẹp lại, chân đặt cao hơn bụng và đầu làm cho ngực của mẹ bầu bị chèn ép, mẹ hô hấp khó khăn hơn và nếu kéo dài tình trạng này dễ gây ra các vấn đề hô hấp.

Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu


Mách mẹ tư thế nằm an toàn cho bà bầu
Như vậy, mẹ bầu nên tránh nằm võng nhiều thay vào đó bà bầu có thể ngủ ở các tư thế khác nhau để nâng cao chất lượng giấc ngủ, dễ ngủ hơn như sau:

Trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mang thai 3 tháng đầu bụng của mẹ bầu không quá lớn, do đó các mẹ có thể lựa chọn tư thế nằm ngửa hay nằm nghiêng làm sao để bản thân cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên nên hạn chế tư thế ngủ nằm sấp bởi tư thế này làm cho bụng khó chịu, chèn ép tới thai nhi.
Xem thêm: bầu thèm ngọt là trai hay gái

Trong 3 tháng giữa thai kỳ
Từ giai đoạn 3 tháng giữa mang thai các mẹ bầu nên làm quen với tư thế nằm nghiêng bởi tư thế này sẽ đem lại sự thoải mái tốt nhất. Nếu gặp khó khăn khi nằm nghiêng, mẹ hãy sử dụng gối mềm để chân kê cao lên trên, vừa giúp mẹ ngủ ngon lại tăng cường tuần hoàn máu, phòng tránh chuột rút.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ tử cung đã bắt đầu xoay theo hướng phải, do đó mẹ nên nằm nghiêng bên trái để không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Tránh không nằm co người để em bé không chịu tác động từ người mẹ. Lưu ý, các mẹ nên lựa chọn gối mềm mại và thoải mái đề không bị đau đầu, khó ngủ cũng như hạn chế thay đổi tư thế liên tục để không làm ảnh hưởng tới em bé.

Để cung cấp nguồn dinh dưỡng tối ưu cho cơ thể, giúp mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi được tạo điều kiện phát triển toàn diện, các bà bầu nên kết hợp bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng từ các thực phẩm tươi ngon mỗi ngày cũng như dùng viên uống DHA, sắt, canxi, axit folic, lưu ý lịch uống sắt canxi DHA cho bà bầu đúng chỉ dẫn trên bao bì và hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng đúng cách.

Hy vọng với kiến thức trên các mẹ bầu có thể lựa chọn được cho mình tư thế ngủ vừa an toàn lại thoải mái.

Lưu tin
Chia sẻ
Các tin cùng chuyên mục rao vặt