Ù tai sau sinh là tình trạng mẹ luôn cảm thấy ù trong tai và cảm nhận được những âm thanh ảo như tiếng ve kêu, tiếng nước chảy, tiếng gió thổi,… Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng ngừa ù tai sau sinh cho mẹ, mẹ hãy tham khảo ngay.
Xem thêm: các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh mổ
Nguyên nhân bị ù tai sau sinh
Ù tai sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến hơn cả:
Do cơ thể bị suy nhược sau sinh:
Trong quá trình vượt cạn mẹ thường bị mất nhiều máu nên thể lực sau sinh thường rất yếu. Ngoài việc chăm sóc cơ thể hồi phục thì mẹ cũng cần phải chăm sóc thật tốt cho bé yêu. Điều này khiến mẹ phải thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ, con quấy khóc,… khiến mẹ rất dễ bị căng thẳng, stress,…
Bị thiếu dinh dưỡng:
Nhiều mẹ sau sinh còn có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học do quan niệm kiêng cữ sai lầm có thể khiến mẹ bị thiếu hụt dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hồi phục. Điều này khiến mẹ rất dễ bị suy nhược cơ thể và tuần hoàn máu kém nên khiến mẹ bị thiểu năng tuần hoàn máu, khiến mẹ rất dễ bị chóng mặt, ù tai.
Xem thêm: nên uống sắt và canxi loại nào sau sinh?
Tiếp xúc nhiều với tiếng ồn
Tiếng ồn là nguyên nhân chính khiến mẹ rất dễ bị ù tai sau sinh. Điều kiện công việc hoặc phương tiện di chuyển có thể khiến mẹ phải tiếp xúc với máy móc gây ra âm thanh lớn. Hoặc đối với mẹ cần phải nói chuyện điện thoại nhiều như điện thoại viên hoặc khu vực sinh sống gần công trường, bến xe,…cũng đều làm tăng mức độ nặng của ù tai sau sinh do làm tăng áp lực lên màng nhĩ của mẹ.
Tích tụ nhiều ráy tai
Ráy tai có tác dụng bảo vệ tai khỏi bụi bẩn và vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên nếu tai không được vệ sinh đúng cách có thể khiến mẹ bị tích tụ nhiều ráy tai khiến gây mất thính lực hoặc kích ứng màng nhĩ từ đó gây nên chứng ù tai ở bà đẻ.
Mắc các bệnh về tai:
Nếu mẹ đã từng mắc các bệnh về tai trước đó như viêm tai, nấm ống tai,… cũng làm tăng nguy cơ bị ù tai trong thời gian sau sinh. Một số trường hợp là biểu hiện của bệnh Meniere – một bệnh rối loạn ở tai do áp lực chất lỏng bất thường có trong tai, khiến mẹ nghe thấy nhiều âm thanh lạ.
Xem thêm: thuốc dha nào tốt cho mẹ sau sinh
Cách hạn chế ù tai cho mẹ sau sinh
Tâm lý căng thẳng, cơ thể suy nhược kết hợp với tình trạng thiếu máu sau sinh dẫn đến hiện tượng ù tai. Vì vậy để phòng ngừa hiện tượng này, các mẹ nên áp dụng một số hướng dẫn sau đây:
Sử dụng nút bịt tai hoặc bông gòn để bịt tai khi tiếp xúc với tiếng ồn để hạn chế ảnh hưởng của âm thanh lên thính lực của mẹ
Hạn chế việc đi đến những nơi có tiếng ồn lớn. Nếu môi trường xung quanh nơi sống của mẹ có tiếng ồn lớn như công trường đang xây dựng thì mẹ cần chuyển đến nơi yên tĩnh hơn để sống.
Có một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi lành mạnh, đảm bảo ngủ đủ giấc, chế độ sống khoa học giúp mẹ tránh được những ảnh hưởng tâm lý, ổn định mặt sức khỏe để có thể mang lại tâm trạng thoải mái và tránh ù tai, trầm cảm sau sinh.
Không nên giữ tâm trạng căng thẳng, thay vào đó, mẹ luôn vui vẻ lạc quan bởi căng thẳng có thể khiến tình trạng ù tai càng thêm nặng hơn. Mẹ cũng có thể nhờ chồng hoặc người thân chăm sóc con cái giúp để được nghỉ ngơi đầy đủ.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học rất quan trọng với sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe thính giác nói riêng. Do đó, ngoài các lưu ý chăm sóc tai kể trên, mẹ sau sinh đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu: sắt, axit folic, DHA, canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh … qua cả chế độ ăn và viên uống. Lưu ý rằng, mẹ nên chọn những sản phẩm bổ sung uy tín, chính hãng, dễ hấp thu để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng nhé!
Xem thêm: uống vitamin tổng hợp sau sinh đến khi nào
Tình trạng bị ù tai sau sinh nếu không được điều trị sớm có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Vì vậy, để cải thiện ù tai người bệnh ngoài thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh thì nên đi thăm khám sớm nếu có các dấu hiệu của ù tai.